Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh nhân rối loạn tiền đình uống sâm được không?

Ngày 22/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhân sâm là một loại thảo dược quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe giúp cải thiện trí nhớ, và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, liệu bệnh nhân rối loạn tiền đình uống nhân sâm được không?

Nhân sâm đã được xem như một "thần dược" với khả năng cải thiện sức khỏe và tăng cường thể trạng. Tuy nhiên, bệnh nhân đang điều trị bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh như rối loạn tiền đình, liệu bệnh nhân rối loạn tiền đình uống sâm được không?

Dấu hiệu bệnh nhân rối loạn tiền đình

Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình thường không giống nhau, tuy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ địa mỗi người.

Hội chứng tiền đình ngoại vi

Chóng mặt: Người bệnh có thể cảm thấy cảm giác xoay vòng. Đặc biệt, triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột, chẳng hạn như từ tư thế nằm dậy sang tư thế đứng.

Cơ thể mất thăng bằng, choáng váng, đầu óc quay cuồng: Người bệnh có thể trải qua tình trạng mất thăng bằng, mất ổn định, hoặc cảm giác loạng choạng, đặc biệt khi đứng không vững.

Rối loạn thị giác: Triệu chứng này bao gồm hoa mắt, cảm giác chóng mặt và mất phương hướng.

Rối loạn thính giác: Người bệnh có thể trải qua triệu chứng ù tai. Điều quan trọng là nếu xuất hiện triệu chứng này, cần tới bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, vì nếu để lâu có thể gây ra giảm thính lực hoặc thậm chí điếc.

Rung giật nhãn cầu: Mắt có thể rung giật hoặc chuyển động không kiểm soát.

Buồn nôn hoặc nôn: Người bệnh có thể trải qua cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.

Mất ngủ, mệt mỏi, thiếu tập trung: Bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và thiếu tập trung.

Hạ huyết áp: Một số người bị rối loạn tiền đình có thể gặp tình trạng huyết áp giảm.

benh-nhan-roi-loan-tien-dinh-uong-sam-duoc-khong.jpg
Hội chứng tiền đình ngoại vi ở bệnh nhân rối loạn tiền đình

Hội chứng tiền đình trung ương

Chóng mặt: Người bệnh có cảm giác chóng mặt như đứng trên sóng.

Giảm thính lực: Triệu chứng này bao gồm ù tai và khả năng nghe kém.

Rung giật nhãn cầu nhiều hướng: Mắt có thể rung giật hoặc chuyển động không kiểm soát theo nhiều hướng.

Dáng đi không ổn định: Người bệnh có thể đi dạng díc dắc hoặc như người say rượu.

Mất phối hợp động tác: Bệnh nhân không thể thực hiện các động tác chính xác, ví dụ như lật xấp bàn tay hoặc chỉ mũi.

Thay đổi giọng nói: Đôi khi, có thể có sự thay đổi trong giọng nói khi phát âm một số âm như âm “Ô”.

Bệnh nhân rối loạn tiền đình uống sâm được không?

Nhân sâm là một loại thảo dược tự nhiên chứa nhiều thành phần quý, trong đó saponin và ginsenosides là hai thành phần quan trọng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các hợp chất này có khả năng ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể, bao gồm hệ thần kinh trung ương, hệ thống nội tiết, hệ thống miễn dịch, và trao đổi chất. Chúng có tác dụng điều hòa và cải thiện chức năng của cơ thể.

benh-nhan-roi-loan-tien-dinh-uong-sam-duoc-khong-2.jpg
Bệnh nhân rối loạn tiền đình uống sâm được không?

Tuy nhiên, việc sử dụng nhân sâm không phải lúc nào cũng phù hợp và an toàn. Việc sử dụng thảo dược này cần được xem xét cẩn thận dựa trên thể trạng, tình trạng sức khỏe hiện tại và các vấn đề bệnh lý nền của mỗi người. Nếu có bất kỳ tình trạng sức khỏe đặc biệt, dấu hiệu bệnh lý, hoặc đang sử dụng thuốc điều trị khác, người dùng cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng nhân sâm hoặc bất kỳ sản phẩm thảo dược nào khác. Điều này giúp đảm bảo rằng việc sử dụng nhân sâm sẽ không gây ra tác dụng phụ hay tương tác thuốc với các thuốc mà bạn đang dùng điều trị.

Bệnh nhân rối loạn tiền đình nên uống gì?

Bệnh nhân rối loạn tiền đình cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối để giảm nguy cơ gia tăng triệu chứng và cải thiện tình trạng sức khỏe. Dưới đây là một số loại thức uống và thực phẩm mà bệnh nhân rối loạn tiền đình có thể cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn uống của họ:

Nước ép và sinh tố hoa quả: Những loại nước ép và sinh tố chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ sức kháng. Vitamin B6, vitamin B9 (Folate), vitamin C và vitamin D đều quan trọng cho hệ thống thần kinh và sức khỏe tổng thể.

benh-nhan-roi-loan-tien-dinh-uong-sam-duoc-khong-3.jpg
Nước ép và sinh tố chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho hệ thống thần kinh

Sữa hạt: Sữa hạt là một nguồn cung cấp protein và omega - 3, các chất này có thể giúp hệ thần kinh khỏe mạnh, cải thiện trí nhớ và tập trung.

Đậu nành: Đậu nành chứa nhiều vitamin K và axit béo omega - 3, có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Nước uống giàu vitamin: Bổ sung thức uống giàu vitamin B6, B9 (Folate), vitamin C và vitamin D từ các loại thực phẩm như trái cây họ cam quýt, táo, cam, chanh, dứa, dâu tây, kiwi, đu đủ, cà chua, ớt chuông có thể giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ sức đề kháng.

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng bệnh bạn cũng nên kết hợp sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao, và giữ tâm trạng thoải mái và vui vẻ.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm