Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm là liệu bệnh nhồi máu não có thể chữa trị được không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị hiện có và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh nhồi máu não trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Nhồi máu não hay còn gọi là đột quỵ do thiếu máu não, là một tình trạng cấp cứu nghiêm trọng đòi hỏi can thiệp y tế kịp thời để hạn chế tổn thương não bộ và cải thiện tiên lượng. Do căn bệnh này được biết đến với nguy cơ cao và biến chứng nghiêm trọng, vì vậy mà nhiều bệnh nhân lo lắng rằng liệu bệnh nhồi máu não có chữa được không?
Nhồi máu não là một loại đột quỵ xảy ra khi máu không được cung cấp đầy đủ cho một phần của não, dẫn đến tình trạng thiếu oxy và glucose. Tình trạng này có sự khác biệt hoàn toàn so với xuất huyết não, vốn bắt nguồn từ tình trạng chảy máu bên trong não.
Nhồi máu não chiếm từ 70 - 80% tổng số trường hợp đột quỵ, và mặc dù có thể điều trị hiệu quả hơn, nhưng nếu không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngược lại, xuất huyết não thường có nguy cơ tử vong cao hơn và dễ gây ra tàn phế.
Trong nhồi máu não, động mạch cung cấp máu cho não bị hẹp hoặc tắc nghẽn, khiến lưu lượng máu đến vùng não đó giảm đáng kể. Kết quả là, vùng não thiếu máu sẽ bị hoại tử, dẫn đến rối loạn chức năng và các triệu chứng thần kinh đặc trưng tùy thuộc vào khu vực não bị ảnh hưởng.
Nhồi máu não là một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng có thể được điều trị hiệu quả, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và thời điểm phát hiện. Việc điều trị sớm đóng vai trò quyết định trong việc phục hồi sức khỏe và giảm thiểu các biến chứng lâu dài.
Khi điều trị nhồi máu não, bên cạnh các phương pháp y tế chính thống như thuốc và can thiệp ngoại khoa, người bệnh có thể áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ khác. Việc kết hợp sử dụng thuốc điều trị, chế độ ăn uống hợp lý và phương pháp tập luyện phù hợp có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và tăng cường khả năng phục hồi. Nhờ đó, nhiều bệnh nhân có thể trở lại với cuộc sống bình thường và cải thiện chất lượng cuộc sống sau cơn nhồi máu não.
Tuy nhiên, việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và có sự chăm sóc phục hồi vẫn là yếu tố then chốt để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Điều trị nhồi máu não bao gồm các phương pháp chính sau:
Điều trị tiêu huyết khối: Đây là phương pháp điều trị đặc hiệu cho nhồi máu não. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này, bệnh nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về thời gian và xét nghiệm. Thời gian từ khi khởi phát triệu chứng đến khi điều trị không được vượt quá 3 giờ.
Sử dụng aspirin và các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu: Các loại thuốc này thường được sử dụng cho tất cả các trường hợp đột quỵ nhồi máu não, trừ khi bệnh nhân bị dị ứng với aspirin hoặc không dung nạp thuốc này, hoặc khi đang cân nhắc sử dụng thuốc tiêu huyết khối. Heparin và các thuốc chống đông khác chỉ được chỉ định cho những bệnh nhân có rung nhĩ, bệnh van tim, hoặc để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.
Điều trị hạ huyết áp: Vì tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ não, việc điều trị hạ huyết áp là cần thiết đối với cả bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và những người đã trải qua nhồi máu não.
Kiểm soát đái tháo đường: Đối với bệnh nhân nhồi máu não có bệnh lý đái tháo đường, việc kiểm soát mức đường huyết và giữ chỉ số HbA1c dưới 7% là rất quan trọng để cải thiện tình trạng sức khỏe.
Để đảm bảo sự phục hồi tốt nhất cho bệnh nhân nhồi máu não, cần lưu ý các biện pháp chăm sóc sau:
Giữ vệ sinh cá nhân: Bệnh nhân bị liệt không thể tự chăm sóc bản thân, do đó việc vệ sinh cá nhân phải do người chăm sóc thực hiện. Cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ và lau khô cho bệnh nhân sau khi đại tiểu tiện để tránh viêm nhiễm đường tiết niệu.
Phòng ngừa loét da do nằm lâu: Loét thường xảy ra ở những vùng bị tỳ đè như cùng cụt, gót chân, bả vai, lưng, và mông. Để phòng ngừa, nên sử dụng đệm hơi hoặc đệm nước, xoay trở bệnh nhân mỗi 2 giờ và thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị tỳ đè.
Đề phòng biến chứng hô hấp: Các vấn đề về đường hô hấp, như viêm phổi hoặc tắc nghẽn đường thở do đờm dãi, có thể xảy ra do nằm lâu và ít vận động. Cần cho bệnh nhân ngồi dậy thường xuyên, thực hiện vỗ rung lưng hàng ngày để giúp bệnh nhân dễ dàng khạc đờm dãi hơn.
Bệnh nhồi máu não có chữa được không? Mặc dù nhồi máu não là một tình trạng nghiêm trọng với nhiều rủi ro, nhưng bệnh có thể được điều trị và kiểm soát nếu được can thiệp kịp thời và đúng cách. Việc phát hiện sớm, điều trị theo chỉ định và kết hợp với các phương pháp phục hồi chức năng sẽ góp phần cải thiện kết quả điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.