Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh thoái hóa cột sống khó thở: Đừng xem thường!

Ngày 08/07/2022
Kích thước chữ

Người bị thoái hóa cột sống thường gặp triệu chứng đau lưng. Đặc biệt, tình trạng khó thở sẽ xuất hiện khi bệnh trở nặng hoặc biến chứng. Để hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh thoái hóa cột sống khó thở tới chất lượng cuộc sống, người bệnh cần được điều trị sớm.

Thoái hóa cột sống tác động trực tiếp tới đĩa đệm, các khớp và dây thần kinh, khiến người bệnh đau đớn kèm theo khó thở khi bệnh nặng. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng thành thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, nặng thì teo cơ, bại liệt… Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh thoái hóa cột sống khó thở và cách điều trị cũng như phòng bệnh ra sao?

Thoái hóa cột sống là gì?

Bệnh thoái hóa cột sống khó thở: Đừng xem thường! 1 Thoái hóa cột sống là tình trạng vùng cột sống bị hao mòn, tổn thương

Đây là căn bệnh phổ biến với mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất là người cao tuổi, dân văn phòng, người lao động nặng… Theo thống kê, có hơn 80% người Việt Nam trên 50 tuổi bị thoái hóa cột sống, trong đó nữ bị bệnh nhiều hơn nam giới.

Cột sống được cấu tạo gồm 33 đốt xương kéo dài từ hộp sọ đến xương chậu và được xếp chồng lên nhau thành khối. Các đốt sống được liên kết với nhau bằng một đĩa đệm. Vai trò của cột sống như một trụ cột giữ cơ thể được đứng thẳng, hỗ trợ cho các chi vận động linh hoạt, đồng thời bảo vệ nội tạng và các dây thần kinh.

Thoái hóa cột sống là tình trạng vùng cột sống (gồm thân đốt sống, đĩa đệm và mỏm gai xương) bị hao mòn, tổn thương và mất dần cấu trúc cũng như chức năng.

Sự thoái hóa thường xảy ra ở hai vị trí cột sống sau:

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: Xảy ra ở đốt L4 – L5, L5 – S1.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Xảy ra ở các đốt C4, C5, C6, C7.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây thoái hóa cột sống:

  • Do tuổi tác: Khi lớn tuổi, xương khớp ngày một yếu dần, cột sống bị bào mòn, thiếu chất nuôi dưỡng khớp, dẫn đến tình trạng thoái hóa.
  • Lao động, sinh hoạt sai tư thế: Cột sống bị tổn thương khi mang vác vật nặng, ngồi làm việc sai tư thế, ngồi hoặc đứng quá lâu… 
  • Chấn thương: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chấn thương do tập luyện khiến cột sống yếu dần và thoái hóa.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Khi ăn uống không khoa học, cơ thể bị thiếu chất, không đủ dinh dưỡng nuôi sụn khớp và cột sống, từ đó dẫn đến thoái hóa.
  • Do thừa cân: Cân nặng càng lớn sẽ gây áp lực mạnh lên xương khớp và cột sống, lâu dần gây tổn thương.
  • Do bẩm sinh: Những người bị gù hoặc vẹo cột sống bẩm sinh dễ bị thoái hóa hơn những người bình thường.
  • Nguyên nhân khác: Di truyền, lười vận động, u cột sống, viêm đĩa đệm, rối loạn chuyển hóa…

Thoái hóa cột sống khó thở, do đâu?

Bệnh thoái hóa cột sống khó thở: Đừng xem thường! 2 Người bị thoái hóa cột sống khó thở cần điều trị càng sớm càng tốt

Người bệnh thoái hóa cột sống thường xuyên xuất hiện triệu chứng đau lưng. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ xuất hiện thêm triệu chứng khó thở. Vì vậy, người bệnh thoái hóa cột sống khó thở cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Triệu chứng đau lưng và khó thở cùng lúc hay còn gọi là các cơn đau lưng trên kèm khó thở làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Cơn đau kèm khó thở xảy ra đột ngột với các mức độ đau khác nhau và có thể lan sang các vùng lân cận... 

Ngoài ra, tình trạng đau lưng trên kèm khó thở còn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm sau: Viêm phổi, nhồi máu cơ tim, căng cơ liên sườn, gù cột sống nghiêm trọng, thừa cân - béo phì, trào ngược dạ dày thực quản, lóc tách động mạch chủ, ung thư phổi và thoái hóa cột sống.

Cần làm gì khi bị đau lưng kèm khó thở?

Người bị thoái hóa cột sống khó thở do hoạt động quá mức, bị căng cơ nhiều có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi bị đau lưng khó thở liên tục và kéo dài thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh lý sớm.

Một số biện pháp chăm sóc tại nhà 

  • Nghỉ ngơi và thay đổi chế độ hoạt động: Nếu nguyên nhân gây đau là do làm việc, hoạt động cơ mạnh, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều, vận động nhẹ nhàng, tránh các hoạt động mạnh và làm việc quá sức gây đau lưng nhiều.
  • Chườm lạnh và chườm nóng: Khi vừa xuất hiện cơn đau, sau 48 giờ, người bệnh có thể chườm nóng và chườm lạnh trong khoảng vài ngày. Thời gian chườm nóng và nhiệt độ chườm nóng cần phù hợp, không quá cao để tránh làm tổn thương mô. 
  • Xoa bóp: Các biện pháp massage giúp người bệnh giảm đau lưng, lưu thông thư giãn cơ, lưu thông tuần hoàn máu não đến vị trí đau. 

Thay đổi thói quen

  • Khi ngủ tránh nằm sấp vì sẽ làm cơn khó thở trở nên trầm trọng hơn.
  • Thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về phổi, có thể gây triệu chứng đau lưng, khó thở. Do đó không hút thuốc lá và hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Người bệnh không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa nắm rõ tình trạng bệnh và chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bệnh thoái hóa cột sống khó thở: Đừng xem thường! 3 Tập thể dục thường xuyên giúp làm giảm các cơn đau lưng

Thay đổi hoạt động hàng ngày

Đôi khi một số hoạt động hàng ngày có thể làm gia tăng các cơn đau lưng khó thở. Thoái hoá cột sống nên tập gì? Chỉ cần thay đổi các thói quen này sẽ giúp thuyên giảm các cơn đau lưng:

  • Tập thể dục thường xuyên: Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ giúp rèn luyện cơ vùng lưng, giúp lưng khỏe mạnh, linh hoạt, đồng thời duy trì chức năng lồng ngực.
  • Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt: Khi ngồi hay đứng, bạn nên giữa tư thế thẳng lưng, khi nâng vật nặng nhớ uốn cong đầu gối, mang balo bằng cả hai vai hay dùng đai cố định vai.
  • Không hút thuốc: Hút thuốc lá gây đau lưng mạn tính và khó thở, ngoài ra còn làm tăng tốc độ thoái hóa cột sống, gây tổn thương đĩa đệm, dẫn tới nhiều bệnh lý về cột sống.

Bên cạnh đó, người bệnh thoái hóa cột sống khó thở cần ăn uống đủ dưỡng chất, kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc để giảm nguy cơ đau lưng.

Cách phòng tránh đau lưng gây khó thở 

Người bệnh có thể hạn chế các nguy cơ gây đau lưng khó thở thông qua các biện pháp sau:

  • Duy trì mức cân nặng phù hợp để không bị thừa cân, béo phì.
  • Luyện tập thể dục hàng ngày, bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng và nâng cường độ cao dần nhằm tăng cường sức bền của cơ thể.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin