Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai do ống vòi nhĩ bị viêm gây rối loạn chức năng. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác ù tai, đau nhói sâu trong tai và khả năng nghe ngày càng giảm sút do không gian tai giữa bị ứ đầy dịch, chảy mủ.
Những dạng viêm tai giữa phổ biến
Dựa vào các biểu hiện đặc trưng thường gặp, viêm tai giữa được chia thành các dạng chính sau:
- Viêm tai giữa cấp tính: Là hiện tượng niêm mạc tai giữa bị nhiễm trùng đột ngột, có dấu hiệu sưng đỏ và mưng mủ. Người bị viêm tai giữa cấp tính thường bị sốt, co giật tai, đau tai và dưới màng nhĩ tìm thấy nhiều dịch mủ.
- Viêm tai giữa mãn tính: Là trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng tai kéo dài trong thời gian từ vài tháng đến vài năm. Viêm tai giữa mãn tính có thể gặp tình trạng dịch chảy ra từ ống tai, gây suy giảm thính lực, thủng màng nhĩ nhưng không mang lại cảm giác đau.
- Viêm tai giữa ứ dịch: Nếu tai bị nhiễm trùng và xuất hiện dịch nhầy có thể bạn đã mắc phải chứng viêm tai giữa ứ dịch. Người bệnh luôn có cảm giác đầy tai, suy giảm thích lực kéo dài nhiều tháng.
- Viêm tai giữa ứ dịch mãn tính: Dịch nhầy và mủ tích tụ lại sau một thời gian dài nhưng không gây ra nhiễm trùng. Lâu dần, bệnh sẽ chuyển sang thể mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng nghe và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh viêm tai giữa.
Có 4 loại viêm tai giữa phổ biến hiện nay
Viêm tai giữa có di truyền không?
Đến hiện tại vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Viêm tai giữa có di truyền không?”. Theo một số nghiên cứu:
- Có sự phân nhóm gia đình của những người bị viêm tai giữa.
- Tiền sử gia đình là một yếu tố nguy cơ cho bệnh viêm tai giữa.
Tuy nhiên, chưa thể khẳng định chắc chắn mối liên hệ di truyền của bệnh lý viêm tai giữa vì để tách các yếu tố di truyền ra khỏi ảnh hưởng của môi trường là việc làm rất khó.
Trẻ em có nhiều khả năng bị viêm tai giữa hơn người lớn là vì những lý do sau: Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện và ở trẻ nhỏ vòi nhĩ thường ngắn và nằm ngang, là môi trường thuận lợi cho chất lỏng tích tụ lại phía sau màng nhĩ. Thế nhưng cũng không thể loại bỏ nghi vấn di truyền một yếu tố nguy cơ gây viêm tai giữa ở trẻ.
Tiền sử gia đinh là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh viêm tai giữa
Vì sao viêm tai giữa hay gặp ở trẻ nhỏ?
Tác nhân gây bệnh
- Phế cầu.
- Haemophilus Influenzae (HI).
- Liên cầu khuẩn nhóm A.
- Tụ cầu vàng.
- Virus hợp bào hô hấp.
Yếu tố nguy cơ
- Môi trường sống: Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm, khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn … có thể tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa ở trẻ.
- Trẻ mới đi mẫu giáo hay nhà trẻ, trẻ vừa cai sữa hoặc đang thay đổi chế độ ăn dặm.
- Nhiễm khuẩn suy hô hấp cấp.
- Dị ứng.
- Do cấu trúc tai trẻ chưa hoàn chỉnh: Vòi nhĩ là cầu nối giữa tai trong của trẻ sẽ và mặt sau cổ họng. Khác với người lớn, trẻ em có vòi nhĩ ngắn hẹp, dễ phù nề nên dễ bị tắc hơn. Khi đó, chất thải không thoát được khiến vi khuẩn hoặc dịch mủ kẹt lại bên trong tai gây nhiễm trùng.
- Bất thường sọ mặt: Hội chứng Down hay khe hở vòm.
Những yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị viêm tai giữa
Nguyên nhân gây viêm tai giữa
Chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa
Khi đã được chẩn đoán mắc viêm tai giữa, ngoài việc tuân theo chỉ định bác sĩ điều trị người bệnh cũng cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:
Nên ăn gì khi bị viêm tai giữa?
- Các loại thực phẩm, trái cây, rau củ giàu vitamin C.
- Bổ sung các loại rau xanh nhằm cung cấp nhiều chất xơ và khoáng chất.
- Sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật trong các món ăn hàng ngày.
- Ăn nhiều các loại cá biển.
- Thức ăn nên được chế biến mềm, khuyến cáo dùng các món luộc thay vì các món chiên xào.
Viêm tai giữa kiêng ăn gì?
- Các nhóm thực phẩm có nguy cơ làm tăng đường huyết.
- Thức ăn cứng, khó cắn, khó nhai, khó nuốt.
- Các loại thực phẩm dạng sấy khô.
- Thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Món ăn nhiều gia vị, cay nóng, thức ăn nhanh, đồ chiên xào.
Bệnh nhân viêm tai giữa cần vệ sinh tai mũi họng theo hướng dẫn bác sĩ
Viêm tai giữa cần chú ý gì?
- Vệ sinh tai mũi họng nhẹ nhàng, thường xuyên và đúng cách theo chỉ dẫn bác sĩ.
- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên cho bú mẹ hoàn toàn và tăng số lần bú.
- Uống thuốc đầy đủ, đều đặn và không bỏ liều.
- Uống nhiều nước.
- Nếu có biểu hiện sốt nên chườm bằng khăn ấm, mặc quần áo mỏng, thoáng khí.
- Cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu sau: Đau nhức quá sức chịu đựng, trẻ nhỏ quấy khóc nhiều hơn, sốt cao liên tục, nôn mửa,…
- Tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của viêm tai giữa, hiệu quả trong điều trị và có hướng điều chỉnh thích hợp.
Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa viêm tai giữa bằng cách ghi nhớ và thực hiện các lưu ý sau:
- Lúc thời tiết chuyển sang mùa đông, cần chú ý giữ ấm cho vùng tai, cổ và gan bàn chân.
- Khi tiến hành vệ sinh tai mũi họng phải sát trùng dụng cụ khi vệ sinh, không rửa quá sâu hay quá mạnh tay để tránh làm tổn thương màng nhĩ.
- Tuyệt đối không ngoáy mũi, ngoáy tai bằng tay, nhất là sau khi vừa tiếp xúc với những môi trường lạ, ô nhiễm.
- Nếu được chẩn đoán mắc bất kỳ bệnh lý nào liên quan đến tai - mũi - họng cần điều trị sớm để dứt điểm và dự phòng viêm nhiễm lên vùng tai.
- Khi đi ra ngoài, hãy đeo khẩu trang tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, lọc không khí.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, sạch sẽ, gọn gàng.
- Nếu tham gia bơi lội nên lựa chọn khu nước sạch và vệ sinh tai ngay sau khi bơi.
- Không nên để trẻ nằm khi bú sữa mẹ.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị cảm thông thường hay cảm cúm.
Bạn có thể dễ dàng phòng bệnh viêm tai giữa
Bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn “bỏ túi” những thông tin quan trọng về chứng viêm tai giữa. Rất nhiều người chủ quan coi thường bệnh lý này đến khi biến chứng xảy ra thì đã muộn. Do đó, mọi người đặc biệt là các bậc phụ huynh hãy chủ động hơn trong việc phòng bệnh cho con em mình để các bé có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện nhất.
Xem thêm: Nguyên nhân chủ yếu gây viêm tai giữa ở người lớn