Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sỏi thận là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Có nhiều loại sỏi thận khác nhau được xác định theo kích thước. Bệnh nhân bị sỏi thận 8mm có nguy hiểm không? Cách điều trị tình trạng sỏi thận 8mm như thế nào? Nhà thuốc Long Châu sẽ gửi đến bạn những kiến thức về bệnh sỏi thận.
Tùy thuộc vào kích thước mà cách điều trị sỏi thận sẽ khác nhau. Đối với những viên sỏi thận có kích thước nhỏ, cơ thể bạn sẽ tự đào thải qua đường bài tiết mà không cần tiếp nhận điều trị chuyên khoa. Tuy nhiên, bị sỏi thận 8mm có nguy hiểm không lại là điều khiến nhiều người băn khoăn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về mức độ nguy hiểm của sỏi thận.
Sỏi thận là những khối rắn có hình dạng bất thường phát triển trong thận. Sỏi thận được hình thành khi muối và các khoáng chất trong nước tiểu quá cô đặc, tạo thành các tinh thể. Sau vài tuần hoặc vài tháng, các tinh thể sẽ tích tụ lại trong mô thận rồi phát triển thành sỏi.
Những đối tượng trong độ tuổi trung niên thường bị sỏi thận. Tuy nhiên, xu hướng bệnh ngày càng trẻ hóa, thậm chí có trường hợp mắc bệnh ở tuổi 20. Nguyên nhân chính của căn bệnh này là do ăn uống không lành mạnh, thói quen lười vận động, uống ít nước. Sỏi thận có kích thước khá đa dạng tùy thuộc vào vị trí, thời gian hình thành và mức độ lắng độ.
Tỷ lệ nữ giới mắc sỏi thận thường nhiều hơn nam giới. Một số ít trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 10 bị sỏi thận do chế độ ăn uống không khoa học hoặc do di truyền từ gia đình. Bệnh không có triệu chứng cụ thể vào thời kỳ đầu. Bệnh nhân chỉ có thể phát hiện triệu chứng khi viên sỏi đã lớn, chèn ép hệ thống mạch máu ảnh hưởng đến chức năng thận. Một số triệu chứng của bệnh sỏi thận có thể kể đến là đau bên hông, buồn nôn, ói mửa, đi tiểu ra máu…
Sỏi thận có kích thước vô cùng đa dạng. Nó có thể nhỏ bằng hạt cát, hạt đậu nhưng cũng có thể lớn bằng quả bóng chơi golf hoặc chiếm hết đài bể thận. Độ nguy hiểm của bệnh cũng tăng lên tùy thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi. Viên sỏi thận lớn có thể mắc kẹt trong niệu quản dẫn đến tắc nghẽn.
Viên sỏi thận có kích thước dưới 5mm có thể đi qua đường tiết niệu, ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu mà không khiến người bệnh bị đau. Những trường hợp bị sỏi thận với kích thước nhỏ dưới 3mm đa phần không gây bất kỳ triệu chứng nào do không làm đường tiết niệu bị tắc nghẽn. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên chủ quan vì nhiều viên sỏi có kích thước dưới 5mm vẫn có khả năng gây đau trong quá trình chúng di chuyển từ thận đến niệu quản và thoát ra ngoài cơ thể.
Sỏi thận 8mm có nguy hiểm không là điều mà người bệnh quan tâm. So về mức độ nguy hiểm thì sỏi thận dưới 5mm được đánh giá là không nguy hiểm. Sỏi thận trên 5mm, cụ thể là 8mm được xem là kích thước lớn. Nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe bao gồm:
Biết được sỏi thận 8mm có nguy hiểm không thôi thì chưa đủ mà bạn còn cần tìm hiểu đến biện pháp điều trị. Tùy thuộc vào kích thước sỏi, tình trạng bệnh lý, mong muốn của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định khác nhau. Đa phần những trường hợp bệnh nhân bị sỏi thận 8mm sẽ được yêu cầu mổ hoặc chỉ định điều trị nội khoa, kết hợp tăng đào thải nước tiểu để tạo thành áp lực đẩy sỏi ra ngoài.
Biện pháp hiện đại và phổ biến nhất hiện nay trong điều trị sỏi thận là phương pháp nội soi tán sỏi qua da, nội soi niệu quản bằng ống soi mềm hay tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL). Ngoài ra, người bệnh còn được bác sĩ tư vấn áp dụng thêm một số chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt cho quá trình điều trị bệnh như:
Chẩn đoán kích thước chính xác của sỏi thận sẽ giúp quá trình điều trị được tốt nhất. Mong rằng những chia sẻ trên từ nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn có được đáp án cho thắc mắc sỏi thận 8mm có nguy hiểm không. Bạn hãy tuân thủ phác đồ điều trị bệnh và thực hiện các phương pháp chăm sóc trong sinh hoạt hàng ngày để chủ động hơn trong việc điều trị bệnh nhé!
Xem thêm:
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.