Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Say nắng là tình trạng khá phổ biến trong mùa hè. Không chỉ xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi… mà còn có thể dẫn đến đột quỵ. Vậy say nắng có những biểu hiện như thế nào?
Ánh nắng mặt trời đặc biệt là vào mùa hè và sức nóng là hai nguyên nhân vật lý gây căng thẳng cho cơ thể. Say nắng có thể xảy ra ngoài trời, trong hầm, trong nhà, phường, toa xe, ô tô… Nếu không được điều trị nó có thể dẫn đến các biến chứng không thể hồi phục dẫn đến tử vong.
Say nắng hay trúng nắng là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao, thường trên 40 độ C kèm theo tình trạng mất nước. Hậu quả là cơ thể mất kiểm soát hệ thống điều hoà nhiệt, dẫn đến hệ hô hấp, tuần hoàn, thần kinh… bị rối loạn. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của nhiệt độ cao hoặc do hoạt động quá mức. Say nắng thường xảy ra kèm theo say nóng.
Khi đi bộ hoặc làm việc dưới nắng quá lâu, ánh nắng sẽ chiếu thẳng vào gáy và cổ. Dưới tác động của ánh nắng gay gắt trong thời gian dài sẽ làm cho hệ thống điều hòa nhiệt độ của cơ thể sẽ bị rối loạn, cơ thể sẽ nhanh chóng bị mất nước khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao tới 15 độ. Ngoài ra, chỉ số nhiệt còn liên quan đến sốc nhiệt. Độ ẩm từ 60% trở lên cản trở sự thoát hơi nước và khả năng tự làm mát của cơ thể.
Vì vậy, triệu chứng say nắng xuất hiện ngay từ đầu có thể có nhiều biểu hiện thần kinh sớm và một số tổn thương có thể không thể phục hồi. Trong trường hợp có thể bị tích tụ máu trong não và dưới màng cứng.
Dù là say nắng hay say nóng thì đều có một biểu hiện phổ biến là nhiệt độ cơ thể tăng cao. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên sẽ khiến quá trình đào thải mồ hôi tăng lên dẫn đến mất một lượng nước lớn, tình trạng này sẽ khiến khối lượng tuần hoàn giảm nếu không bù nước kịp thời. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến trụy tim, thậm chí là gây mất mạng.
Một nguy cơ khác có thể xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao là ảnh hưởng đến chức năng cơ quan hô hấp, tim mạch, thần kinh… bị rối loạn.
Biểu hiện say nắng có thể được xác định bằng thời gian và mức độ tăng nhiệt độ cơ thể. Triệu chứng nhẹ ban đầu là thở gấp, nhịp tim tăng, trống ngực hồi hộp, sau đó dẫn đến chóng mặt, mệt mỏi, chân tay rã rời, nhức đầu, khó thở, chuột rút…, dẫn đến hôn mê, ngất xỉu, trụy tim mạch và tử vong.
Khi bị say nắng, các phương pháp sơ cứu tức thời cần được thực hiện nhanh chóng trước khi có sự trợ giúp của phương tiện y tế hoặc nhân viên y tế:
Người bệnh sẽ được truyền điện giải, bù nước cũng như các phương pháp hỗ trợ khác tại cơ sở y tế. Đối với những người bị sốt cao khi bị say nắng có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt. Nếu hiện tượng co giật xảy ra, người bệnh có thể dùng thuốc chống co giật. Trường hợp bệnh nhân hôn mê phải đặt ống nội khí quản.
Điều quan trọng là mỗi người cần phải biết cách phòng tránh say nắng. Đặc biệt là hạn chế làm việc ngoài trời nắng hoặc môi trường nóng quá lâu, tránh vận động thể chất quá mức. Khi làm việc nặng hoặc khi thời tiết nắng nóng cần uống đủ nước, chuẩn bị sẵn các dụng cụ đồ dùng bảo vệ như mũ, kính…
Khi chỉ số nhiệt độ cơ thể cao, tốt nhất bạn nên ở những nơi mát mẻ. Nếu phải ra ngoài trời khi nắng nóng, bạn có thể phòng ngừa say nắng bằng cách:
Để hạn chế tình trạng mất nước, bạn nên bổ sung cho cơ thể ít nhất 1,5 lít nước lọc, nước ép rau củ và nước trái cây mỗi ngày. Vào những ngày độ ẩm thấp và nhiệt độ cao, hãy uống đồ uống giàu chất điện giải.
Ngoài ra, bạn cần tránh đồ uống có chứa caffeine hoặc rượu vì những hoạt chất này có thể khiến tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn. Không bao giờ sử dụng viên muối mà không có chỉ định của bác sĩ. Thay vào đó, hãy dùng nước trái cây hoặc đồ uống thể thao để giữ an toàn trong đợt nắng nóng.
Đối với những người có vấn đề về thận, tim mạch, động kinh… thì khả năng giữ nước trong cơ thể bị rối loạn, đang hạn chế chất lỏng nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tăng cường lượng nước.
Hủy bỏ hoặc thay đổi các hoạt động ngoài trời là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa say nắng. Nếu có thể, hãy chuyển buổi tập sang buổi sáng, chiều muộn hoặc thời điểm mát mẻ nhất trong ngày. Hoặc tạo một không gian mát mẻ hơn trong nhà và kéo rèm lại để che nắng trong những thời điểm nắng nóng nhất.
Khi phải ra ngoài trời nắng nóng bạn nên mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, sáng màu, đeo kính râm và đội mũ rộng vành. Ngoài ra, bạn nên tạo thói quen sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng từ 30 trở lên.
Có thể thấy, say nắng tuy không gây tổn hại tới sức khỏe người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Nếu tình trạng nghiêm trọng, người bị say nắng cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tránh những hậu quả không đáng có.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc về các biểu hiện say nắng như thế nào mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như có cách xử lý phù hợp khi gặp phải để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.