Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Những lưu ý khi dùng thuốc chống co giật không phải ai cũng biết

Ngày 16/10/2023
Kích thước chữ

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc chống co giật đang lưu hành trên thị trường. Tùy thuộc vào loại động kinh cũng như tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng loại thuốc chống co giật phù hợp. Vậy nguyên tắc sử dụng thuốc chống co giật ra sao và lưu ý khi dùng thuốc chống co giật như thế nào? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu dưới đây.

Nguyên tắc sử dụng và lưu ý khi dùng thuốc chống co giật vẫn luôn là chủ để có được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Để làm sáng tỏ chủ đề này, trước hết, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một vài thông tin cơ bản về tình trạng co giật và các loại thuốc chống co giật bạn nhé.

Tổng quan về tình trạng co giật

Co giật bắt nguồn từ một phản ứng điện bất thường của hệ thần kinh trung ương. Trên thực tế, hiện tượng này thường xuất hiện một cách đột ngột và không có dấu hiệu báo trước, chủ yếu xảy ra một lần song cũng có một số trường hợp co giật tái phát nhiều lần.

Trong trường hợp tình trạng co giật tái diễn thì được gọi là bệnh động kinh hay chứng rối loạn co giật. Người bệnh sẽ không thể kiểm soát được cơ thể, bị giật liên hồi và dẫn đến bất tỉnh trong trường hợp bị co giật nghiêm trọng.

Trên lâm sàng, có nhiều loại co giật với các mức độ và triệu chứng khác nhau. Phụ thuộc vào tốc độ lan truyền cũng như vị trí bắt đầu các dấu hiệu co giật mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ phân co giật thành nhiều loại khác nhau.

Hầu hết các trường hợp co giật sẽ kéo dài trong khoảng từ 30 giây đến 2 phút. Bạn cần tìm đến sự giúp đỡ y tế khi người bệnh bị co giật trên 5 phút.

Nguyên tắc sử dụng và lưu ý khi dùng thuốc chống co giật không phải ai cũng biết 1
Co giật là tình trạng bất thường của cơ thể

Một số loại thuốc chống co giật và chỉ định

Các loại thuốc chống co giật thường được chỉ định dùng trong điều trị bệnh động kinh. Tuy nhiên, căn cứ vào loại động kinh mà các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng các loại thuốc khác nhau. Cụ thể:

  • Động kinh toàn thân khởi phát và động kinh khởi phát khu trú: Các loại thuốc chống co giật phổ rộng được sử dụng bao gồm Levetiracetam, Zonisamide, Lamotrigine, Topiramate, Valproate.
  • Động kinh cục bộ, co giật toàn thể và tăng trương lực cơ: Các loại thuốc chống co giật mới được sử dụng trong trường hợp này bao gồm Clobazam, Ezogabine, Clonazepam, Felbamate, Lamotrigine, Topiramate, Zonisamide, Tiagabine… Tuy các loại thuốc này ít hiệu quả nhưng lại ít gây tác dụng phụ cho người sử dụng và đặc biệt là thuốc được dung nạp tốt hơn.
  • Động kinh mất trương lực, động kinh giật cơ và giật cơ ở trẻ sơ sinh: Clonazepam, Valproate và Vigabatrin.
  • Động kinh múa giật ở trẻ vị thành niên: Valproate dùng suốt đời.
  • Co giật do sốt: Trừ trường hợp trẻ bị động kinh sau đó nhưng không sốt thì tất cả các trường hợp khác đều dùng thuốc. Nếu dùng các loại thuốc chống co giật với mục đích phòng ngừa hoặc điều trị co giật ở trẻ bị sốt có thể gây ảnh hưởng đến khả năng của trẻ sau này.
  • Co giật do hội chứng cai rượu: Các bác sĩ thường không khuyến cáo dùng thuốc chống co giật trong trường hợp này.
Nguyên tắc sử dụng và lưu ý khi dùng thuốc chống co giật không phải ai cũng biết 2
Các thuốc chống co giật thường được chỉ định trong điều trị bệnh động kinh

Nguyên tắc sử dụng thuốc chống co giật

Trước khi sử dụng thuốc chống co giật, người bệnh cần hiểu rõ nguyên tắc sử dụng loại thuốc này nhằm đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tối ưu trong điều trị. Các nguyên tắc khi sử dụng thuốc chống co giật bao gồm:

  • Để đánh giá các thuốc chống co giật này có hiệu quả trong việc kiểm soát co giật hay không, bạn nên dùng thử đơn thuốc chống động kinh từ 1 - 2 lần.
  • Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chống co giật. Loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi mới khởi phát nhưng không khống chế được cơn co giật thì bạn có thể dùng kết hợp 2 loại thuốc. Sau khi đã dùng 2 loại thuốc chống co giật mà vẫn không kiểm soát được cơn động kinh thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế uy tín ngay để có hướng xử trí kịp thời.
Nguyên tắc sử dụng và lưu ý khi dùng thuốc chống co giật không phải ai cũng biết 3
Chỉ sử dụng thuốc chống co giật khi có chỉ định từ bác sĩ

Lưu ý khi dùng thuốc chống co giật

Khi sử dụng thuốc chống co giật, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Liều dùng

Về liều dùng, lưu ý khi dùng thuốc chống co giật bao gồm:

  • Một số loại thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống nhanh chóng đạt ngưỡng điều trị.
  • Bắt đầu sử dụng thuốc chống co giật ở liều thấp sau đó tăng dần liều lên cho đến mức tiêu chuẩn.
  • Trong trường hợp các cơn co giật vẫn chưa được kiểm soát thì bạn có thể tăng dần liều thuốc. Tuy nhiên, lúc này bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Ở một số bệnh nhân, nhiễm độc thuốc vẫn có thể xảy ra, kể cả khi nồng độ thuốc trong máu của người bệnh ở mức thấp. Nếu người bệnh có biểu hiện nhiễm độc thuốc trước khi cơn co giật được kiểm soát thì các bác sĩ có thể sẽ giảm liều thuốc.
  • Tăng dần liều dùng trong trường hợp cơn co giật vẫn tiếp diễn.
  • Liều dùng phù hợp đối với các thuốc chống co giật là liều thấp nhất. Ở liều này, người bệnh vẫn có thể ngăn chặn cũng như kiểm soát được các cơn co giật đồng thời giảm nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.

Chống chỉ định

Các loại thuốc chống co giật chống chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Valproate chống chỉ định đối với trường hợp người bệnh thừa cân bởi tăng cân là tác dụng phụ của thuốc.
  • Topiramate và Zonisamide chống chỉ định đối với người bệnh có tiền sử mắc sỏi thận.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc chống co giật.

Một số lưu ý khác

Bên cạnh những vấn đề lưu ý trên, một số lưu ý khi dùng thuốc chống co giật khác, người bệnh cũng cần nắm được như:

  • Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc chống co giật khi có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Trong quá trình sử dụng các loại thuốc chống co giật, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Mỗi loại thuốc chống co giật sẽ có các tác dụng phụ khác nhau. Dị ứng phát ban là một trong những tác dụng phụ thường gặp.
  • Để hạn chế nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn, người bệnh nên tăng liều thuốc một cách từ từ.
  • Việc sử dụng thuốc chống co giật có thể khiến một số loại co giật như động kinh vắng ý thức, giật cơ, động kinh giật cơ trở nên trầm trọng hơn.
  • Phụ nữ mang thai khi dùng thuốc chống co giật có thể làm tăng nguy cơ quái thai, dị tật thai nhi, thai nhi chậm phát triển… Song để tránh các cơn co giật khởi phát gây tổn thương thai nhi hoặc sảy thai thì phụ nữ đang mang thai được khuyến cáo tiếp tục dùng thuốc, nhưng đồng thời phải cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi của các loại thuốc chống co giật.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần bổ sung folate trước khi mang thi nhằm phòng ngừa nguy cơ giảm folate và vitamin B12 ở phụ nữ đang dùng thuốc chống co giật.
  • Việc sử dụng kết hợp hai loại thuốc chống co giật có thể làm tăng hiệu quả điều trị song kéo theo đó là tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn.
  • Kiên trì sử dụng thuốc cho đến khi người bệnh không còn bị động kinh trong ít nhất 2 năm dùng đã kiểm soát được cơn co giật.
Nguyên tắc sử dụng và lưu ý khi dùng thuốc chống co giật không phải ai cũng biết 4
Bạn cần nắm được một số lưu ý khi dùng thuốc chống co giật

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh thuốc chống co giật và lưu ý khi dùng thuốc chống co giật. Có thể thấy rằng, co giật tái phát nhiều lần có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh động kinh. Khi phát hiện dấu hiệu này bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám đồng thời tuân thủ chỉ định của bác sĩ (nếu có).

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.