Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm trùng đường hô hấp trên được coi là tình trạng bệnh lý phổ biến nhất mà bất kỳ đối tượng nào cũng gặp ít nhất vài lần trong đời. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của một số bệnh phổ biến xảy ra ở đường hô hấp trên qua bài viết này.
Đường hô hấp trên bao gồm khoang mũi, xoang, hầu, họng, thanh quản. Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,... đều là những biểu hiện thường gặp của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Dưới đây là những thông tin tổng quan về các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên mà bạn cần biết.
Ho là một phản xạ sinh lý bảo vệ được dùng để làm sạch các chất tiết ra khỏi đường thở hoặc loại bỏ các chất hít vào. Thông thường, ho cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, có thể là ho có đờm hoặc ho khan. Bất kỳ đối tượng nào cũng bị ho cấp tính ít nhất một lần trong đời, số lần mắc bệnh trong năm ở trẻ nhỏ đến trường thường cao hơn nhiều so với người lớn, ảnh hưởng đến nữ nhiều hơn nam.
Ho cấp tính thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên chủ yếu do virus gây ra. Vì vậy, ho cấp tính sau nhiễm virus là triệu chứng hô hấp phổ biến nhất trên toàn thế giới. Ngoài tác nhân nhiễm trùng, tiếp xúc với các chất kích thích (bao gồm khói thuốc lá, chất ô nhiễm, mùi, khí dung và bụi), không khí lạnh và/hoặc khô và các chất gây dị ứng (điển hình là phấn hoa) cũng là các tác nhân khác có thể gây ho cấp tính.
Ho cấp tính thường là một vấn đề tầm thường và tự khỏi nhưng lại gây phiền toái cho trẻ và cả gia đình. Nó thường gây ra sự khó chịu và mất ngủ cho người bệnh và tất cả những người sống chung trong gia đình.
Viêm mũi là tình trạng niêm mạc ở đường mũi bị viêm gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi, ngứa mũi,... Ở một số người, họ coi đây là một căn bệnh tầm thường nhưng nó có thể ảnh hưởng đến công việc, học tập, hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân gây viêm mũi có thể chia thành 2 loại chính.
Viêm mũi dị ứng thường do thời tiết hoặc tính chất nghề nghiệp. Viêm mũi dị ứng theo mùa là kết quả của phản ứng quá mẫn với chất gây dị ứng hít phải, thường do nhiều tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi và lông động vật,... gây ra. Viêm mũi nghề nghiệp là do các hạt trong không khí ở nơi làm việc như bụi gỗ.
Viêm mũi dị ứng nhẹ có thể được kiểm soát chỉ bằng các biện pháp phòng tránh các chất gây dị ứng và kiểm soát môi trường. Cụ thể, nếu bạn dị ứng bụi, hãy thường xuyên lau dọn, hút bụi sàn nhà, thảm trải, giường chiếu, bề mặt ghế sofa, rèm cửa,..., giặt ga trải giường, bao gối, mền hàng tuần và nên có máy lọc không khí trong nhà để hạn chế bụi mịn nhiều nhất có thể. Nếu bạn dị ứng phấn hoa thì không nên đi đến hay sinh sống ở khu vực có trồng hoa, đóng cửa sổ và sử dụng điều hòa, đeo khẩu trang khi ra ngoài. Nếu dị ứng với lông thú, tốt nhất là bạn không nên nuôi chúng, còn quá muốn nuôi, phải kiểm soát được lông thú rơi ra bằng cách nhốt vật nuôi vào khu vực không trải thảm, tắm cho chúng thường xuyên và phải trang bị các thiết bị lọc không khí hiệu quả cao.
Viêm mũi không do dị ứng có rất nhiều loại như viêm mũi nội tiết liên quan đến thai kỳ hoặc chu kỳ kinh nguyệt, viêm mũi do thuốc (thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc ức chế chọn lọc phosphodiesterase-5,...), viêm mũi giải phẫu do cấu trúc, polyp, u, rối loạn vách ngăn, viêm mũi vị giác gây nghẹt mũi do ăn uống, uống rượu,... Chính vì có nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm mũi không dị ứng nên các phương pháp điều trị cũng khác nhau, tùy vào từng nguyên nhân.
Xoang cạnh mũi bao gồm 4 cặp là xoang hàm trên, xoang sàng, xoang trán và xoang bướm. Chúng là những không gian chứa đầy không khí, được lót bằng niêm mạc, nằm trong vùng hàm mặt và trung tâm hộp sọ, thông với khoang mũi.
Viêm xoang là tình trạng viêm mô lót các cặp xoang cạnh mũi. Nó có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Khi viêm xoang xảy ra, một lượng lớn chất nhầy được tiết ra và gây viêm. Tình trạng viêm này có thể gây ra khó chịu vùng quanh mũi do tắc nghẽn xoang (thường gọi là đau mặt), đau quanh mắt, mũi, má và trán, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, giảm khứu giác. Viêm xoang được chia thành 3 loại như sau:
Mặc dù viêm xoang là một trong những vấn đề phổ biến nhất gặp phải trong thực hành lâm sàng nhưng việc chẩn đoán và điều trị thích hợp lại là một thách thức.
Viêm họng là một trong những bệnh lý phổ biến nhất của nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Viêm họng do nhiều loại tác nhân truyền nhiễm khác nhau gây ra.
Loại trừ nguyên nhân nhiễm trùng thì viêm họng có thể do dị ứng, uống nước đá, ăn đồ chiên nhiều dầu mỡ, uống rượu và ăn đồ cay, bệnh trào ngược dạ dày thực quản và bất thường về cấu trúc họng.
Viêm thanh quản là một bệnh nhiễm trùng gây sưng và hẹp đường hô hấp trên ở cổ họng và phổi, còn được gọi là viêm thanh quản phế quản. Viêm thanh quản có thể chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính.
Viêm thanh quản cấp tính là một trong những bệnh nhiễm trùng cấp tính phổ biến ở đường hô hấp trên, với tình trạng viêm cấp tính không đặc hiệu của niêm mạc thanh quản và dây thanh âm, kéo dài trong vòng dưới 7 ngày. Nó có thể khởi phát nhanh với triệu chứng ho, đau họng, khàn giọng, mất giọng đột ngột, khó thở,... Bệnh thường thứ phát sau viêm mũi cấp tính và viêm họng cấp tính với rất nhiều nguyên nhân, bao gồm nhiễm trùng (virus hoặc vi khuẩn), do nghề nghiệp (giáo viên, ca sĩ, diễn viên,... hay công việc hít phải nhiều bụi sản xuất, khí độc hại), chấn thương do dị vật, dụng cụ khám,...
Viêm thanh quản mãn tính là có các triệu chứng bao gồm khàn giọng, đau, khó nuốt, hắng giọng hoặc ho kéo dài trên 3 tuần. Bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để đánh giá các nguyên nhân gây viêm, nhiễm trùng hay tự miễn dịch, vì các triệu chứng của viêm thanh quản mãn tính gần giống như các triệu chứng ung thư thanh quản.
Đường hô hấp là một hệ thống cơ quan phức tạp chịu trách nhiệm trao đổi khí. Đặc biệt, đường hô hấp trên là cửa ngõ đi vào của không khí nên nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn có vật thể lạ xâm nhập. Chính vì vậy mà hệ thống cơ quan này rất dễ mắc bệnh với nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết này đã tổng hợp các thông tin cần thiết về một số bệnh lý của đường hô hấp trên, hy vọng nó hữu ích với bạn.
Xem thêm: Cách phân biệt bệnh lý ở đường hô hấp trên và dưới
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.