Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các bước xử lý vết thương té xe trầy chân nữ đúng cách

Ngày 14/03/2023
Kích thước chữ

Trong khi di chuyển hàng ngày, rất khó để hạn chế các vết thương té xe trầy chân xảy ra, nhất là đối với các bạn nữ. Do đó, bạn cần biết cách xử lý đúng cách nhằm giảm thiểu khả năng nhiễm trùng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Té xe là một trong những tai nạn phổ biến hầu hết ai cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời với đơn giản chỉ là một vết thương nhỏ. Thế nhưng, dù lớn hay nhỏ thì vết thương té xe trầy chân nữ cần được xử lý, sơ cứu và chăm sóc hợp lý để giúp hồi phục nhanh chóng, không bị nhiễm trùng và không hình thành sẹo về sau.

Các kiểm tra vết thương té xe trầy chân nữ giới

Thông thường, các vết thương trầy chân do té xe nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, với những vết thương hở, chảy máu nhiều, bạn cần kiểm tra vết thương của mình có những dấu hiệu sau không nhằm có biện pháp sơ cứu thích hợp trước khi đưa đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế.

  • Kiểm tra độ sâu của vết thương bằng cách quan sát xem có thể thấy mỡ, cơ, gân hoặc xương hay không. Nếu vết thương lớn và sâu, bạn cần phải đến bệnh viện để khâu miệng vết thương.
  • Kiểm tra vết thương chảy máu nhiều không. Nếu có, bạn cần phải cầm máu nhanh chóng và đưa đến cơ sở y tế để tiếp tục xử lý.
  • Kiểm tra vết thương có bị rách nát, hở thịt hay không. Trong trường hợp này, bạn cần nên sơ cứu và cầm máu trước khi đưa đến bệnh viện.
Các bước xử lý vết thương té xe trầy chân nữ đúng cách 1Bạn cần xem xét tình trạng vết thương giúp lựa chọn cách sơ cứu thích hợp

Vì vậy, nếu bạn gặp phải những trường hợp này, bạn cần phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để được xử lý bởi các y bác sĩ chuyên nghiệp.

Cách cầm máu hạn chế lượng máu chảy ra

Khi gặp tai nạn xe cộ, ngoài cảm giác sợ hãi, người bị thương còn có thể gặp phải tình trạng hạ đường huyết do máu bất ngờ chảy ra quá nhiều. Nếu không cầm máu đúng cách, điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bởi do suy tim. Dưới đây là một số bước giúp cầm máu nhanh chóng:

  • Sử dụng miếng gạc hoặc bông gòn sạch đắp lên vùng vết thương. Việc này giúp kích hoạt cơ chế đông máu tự nhiên của cơ thể.
  • Trong trường hợp không có băng gạc hoặc bông gòn, bạn có thể dùng tay ép miệng vết thương ngăn máu chảy ra.
  • Đặt vị trí vết thương cao hơn tim giúp giảm áp lực máu đến khu vực đó, cầm máu hiệu quả hơn.

Bạn nên thực hiện cầm máu đúng cách trong quãng thời gian chờ đội ngũ y tế đến hỗ trợ. 

Các bước xử lý vết thương té xe trầy chân nữ đúng cách 2Bạn nên thực hiện cầm máu vết thương tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể

Sơ cứu vết thương té xe trầy chân nữ nhẹ

Khi gặp tai nạn xe cộ, phụ nữ thường trải qua tâm lý hoảng sợ và lo lắng nhiều hơn, do đó, các thao tác sơ cứu và xử lý các vết thương trầy xước trên da thường bị bỏ qua. Điều này có thể gây nên các vết sẹo lồi, lõm, sẹo trắng hoặc sẹo thâm trên da trong thời gian dài.

Dưới đây là một số bước sơ cứu đơn giản, cơ bản nhất, các chị em có thể tự thực hiện xử lý vết thương té xe trầy chân nữ do tai nạn xe cộ. Điều này có thể giúp giảm thiểu tổn thương và nguy cơ để lại các vết sẹo trên da.

  • Sau khi vết thương đã được vệ sinh sạch sẽ, bạn nên đắp băng gạc mới lên vùng bị tổn thương. Đồng thời, cố định băng gạc một cách nhẹ nhàng và không quá chặt. Tuy nhiên, đối với các vết thương trầy xước nhẹ do tai nạn xe cộ ở chân nữ, bạn có thể không cần phải băng gạc để vùng bị tổn thương nhanh khô và hồi phục.
  • Bạn nên thay băng gạc mỗi ngày một lần nhằm đảm bảo vết thương luôn được sạch sẽ và khô ráo.

Một mẹo nhỏ mà bạn nên lưu ý, khi tháo băng gạc thường khá khó khăn vì miếng bông băng dính chặt vào vùng tổn thương. Trong trường hợp này, bạn không nên cố gắng kéo ra mà nên đổ một lượng nước muối sinh lý hoặc nước sạch lên vùng tổn thương và chờ vài giây để vết thương mềm hơn trước khi nhẹ nhàng tháo băng.

Vết thương té xe trầy chân nữ phải làm sao?

Sau khi bị té xe, vết thương thường có xu hướng sưng và đau hơn trong khoảng 1 - 2 ngày tiếp theo. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì đây là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang bắt đầu phục hồi.

Vết thương trầy chân nữ sau tai nạn xe thường trải qua 4 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn cầm máu: Cơ thể kích hoạt tiểu cầu và các yếu tố khác để hình thành cục máu đông ngay tại vị trí các mao mạch, giúp ngăn chặn chảy máu.
  • Giai đoạn viêm: Cơ thể bắt đầu phản ứng nhằm xử lý các vi khuẩn trên bề mặt vết thương, quá trình này thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày, đi kèm với triệu chứng sưng, nóng đỏ. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì thường sẽ hồi phục ngay sau đó.
  • Trong giai đoạn tăng sinh: Cơ thể sẽ tăng cường sản xuất các tế bào sợi và mô liên kết giúp miệng vết thương mau liền. 
  • Giai đoạn tái tạo: Cơ thể sẽ sản xuất collagen và elastin nhiều hơn giúp tái tạo da và loại bỏ lớp da bị tổn thương.

Để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, bạn cần theo dõi tình trạng vết thương và sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu tình trạng sưng viêm kéo dài trong 4 - 6 ngày hoặc có hiện tượng chảy dịch, nóng sốt, bạn nên điều trị tại cơ sở y tế để được hỗ trợ xử lý.

Các bước xử lý vết thương té xe trầy chân nữ đúng cách 3Vết thương té xe gây trầy chân thường trải qua 4 giai đoạn chính

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về các bước xử lý vết thương té xe trầy chân nữ đúng cách. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc sơ cứu vết thương, tránh để lại sẹo gây tự ti cho nữ giới. Đồng thời, chúng tôi mong rằng bạn sẽ hiểu rõ các bước sơ cứu tùy vào tình trạng vết thương trầy chân thích hợp cho bản thân. Đừng quên thường xuyên theo dõi Long Châu để học hỏi thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin