Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các dấu hiệu suy thận và cách phòng ngừa kịp thời

Ngày 28/08/2023
Kích thước chữ

Suy thận giai đoạn đầu là lúc thận vừa bị tổn thương. Các dấu hiệu suy thận chưa được rõ ràng và rất khó để nhận biết. Tuy nhiên nếu chúng ta nắm bắt được một vài biểu hiện bất thường và đi khám bác sĩ sớm thì vẫn có thể phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Suy thận là căn bệnh mang lại gánh nặng về sức khỏe, tinh thần và cả tài chính cho nhiều gia đình. Do đó, việc phát hiện và nhận biết sớm các dấu hiệu suy thận ngay từ giai đoạn đầu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm các dấu hiệu nhé.

Các dấu hiệu suy thận tại giai đoạn đầu

Việc phát hiện và nhận biết sớm các dấu hiệu suy thận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị cũng như hồi phục. Dưới đây là những dấu hiệu suy thận sớm thường gặp.

Ngủ ngáy to và kéo dài

Những người bị suy thận mạn tính thường ngưng thở ngắn chỉ vài giây khi ngủ và sẽ phát ra tiếng ngáy rất to, kéo dài. Nguyên nhân là do giấc ngủ bị rối loạn gây ra tình trạng ngừng thở một hoặc nhiều lần trong đêm.

Suy nhược cơ thể

Đây là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu mà nhiều người gặp phải. Nguyên nhân là do thiếu máu dẫn đến chức năng thận bị suy giảm rất nhiều. Nếu bạn nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc nhưng cơ thể vẫn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải thì đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh suy thận.

Nhận biết sớm các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và phòng ngừa kịp thời 3
Thiếu máu khiến cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải

Da bị nổi ban và ngứa ngáy

Khi thận bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ các chất độc khỏi máu. Điều này khiến chúng ta dễ bị phát ban và ngứa trên da. Do đó, các triệu chứng bất thường trên da có thể là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu.

Đau lưng

Khi bạn bị đau lưng dai dẳng kéo dài và có xu hướng lan ra phía trước hông hoặc xương chậu, đó có thể là dấu hiệu suy thận tại giai đoạn đầu mà bạn cần chú ý.

Khó thở, tay chân bị phù nề

Suy thận khiến cơ thể không thể đào thải cặn bã ra khỏi máu và ảnh hưởng đến quá trình tạo hồng cầu. Điều này dẫn đến cơ thể bị ngậm nước, tay chân phù nề và phổi có thể bị ứ dịch làm suy giảm chức năng. Đồng thời, lượng hồng cầu giảm nên quá trình vận chuyển oxy gặp khó khăn làm khó thở.

Nhận biết sớm các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và phòng ngừa kịp thời 4
Tay chân bị phù nề là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu

Hơi thở có mùi hôi

Khi các chất thải không thể được loại bỏ khỏi cơ thể và tích tụ quá nhiều trong máu, chúng sẽ gây ra tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, người bị suy thận còn có cảm giác như có vị kim loại trong miệng. Tuy nhiên điều này rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng khác.

Trạng thái tiểu tiện bất thường

Chức năng thận suy giảm sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến việc bài tiết. Cần lưu ý các dấu hiệu của suy thận giai đoạn đầu như đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có màu hoặc có máu, mùi bất thường.

Hiểu hơn về bệnh suy thận 

Thận là cơ quan nằm ở phần lưng dưới của cơ thể con người. Chức năng của thận là bài tiết các chất thải và một số chất độc ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện. Chính vì vậy, khi thận bị tổn thương và suy giảm các chức năng thì sức khỏe, cuộc sống chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Nhận biết sớm các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và phòng ngừa kịp thời 1
Suy thận gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, nhiều trường hợp người bệnh suy thận không phát hiện tình trạng bệnh sớm và điều trị đúng phác đồ. Dẫn đến rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn vì đã có nhiều biến chứng xuất hiện khi điều trị bệnh ở những giai đoạn cuối.

Phân loại suy thận

Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng dẫn đến chất thải, độc tố trong máu không được lọc và tích tụ trong cơ thể. Suy thận được phân thành hai loại là suy thận cấp và suy thận mạn:

  • Suy thận mãn tính: Thận sẽ bị ảnh hưởng và suy giảm dần chức năng qua nhiều giai đoạn và khó có thể điều trị dứt điểm. Người bệnh nên nhận biết dấu hiệu càng sớm để có thể điều trị kịp thời.
  • Suy thận cấp tính: Chức năng thận bị suy giảm nhanh chóng trong vài ngày. Người bệnh cần phải điều trị khẩn cấp, kể cả chạy thận nhân tạo.
Nhận biết sớm các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và phòng ngừa kịp thời 2
Suy thận làm giảm chức năng của thận

Biến chứng suy thận nếu không điều trị

Dù chỉ ở giai đoạn đầu của bệnh nhưng các chức năng của thận đã bị tổn thương và suy giảm. Vì thế, người bị bệnh có nguy cơ gặp các biến chứng khác:

  • Suy giảm khả năng tái tạo hồng cầu nên người bệnh dễ bị thiếu máu;
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim và viêm xương khớp;
  • Tay chân sưng phù do cơ thể bị ứ nước;
  • Cao huyết áp;
  • Hệ miễn dịch suy yếu khiến người bệnh dễ bị dị ứng, nhiễm trùng;
  • Tăng nồng độ kali trong máu;
  • Tổn thương hệ thần kinh làm tâm trạng thay đổi nhanh chóng, dễ cáu giận;
  • Đối với phụ nữ mang thai, suy thận gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nhận biết sớm các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và phòng ngừa kịp thời 5
Suy giảm hệ miễn dịch khiến người bệnh dễ bị dị ứng

Phòng ngừa suy thận

Biến chứng của bệnh suy thận là vô cùng nguy hiểm, vậy nên các biện pháp phòng ngừa đóng vai trò rất quan trọng với mỗi người. Các biện pháp sau đây có thể giảm thiểu nguy cơ suy thận:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Nên tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe và ổn định đường huyết. Đặc biệt, không dùng rượu, bia và các chất kích thích.
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Giảm lượng thực phẩm giàu đạm, kali, giảm muối và hạn chế ăn thực phẩm dầu mỡ. Nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Uống đủ nước: Đây là thói quen tốt được bác sĩ khuyến khích giúp tăng lượng máu truyền đến thận.
  • Khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu để kịp thời điều trị.

Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn có thể phòng ngừa và sớm biết được các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu. Điều này giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị cũng như phục hồi. 

Xem thêm: 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin