Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các biến chứng suy thận thường gặp

Ngày 30/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi sự hoạt động của thận bị suy giảm, những biến chứng không mong muốn có thể xuất hiện và đe dọa tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh suy thaajn. Hãy cùng tìm hiểu về những biến chứng suy thận thường gặp trong nội dung bài viết dưới đây.

Thận đóng một vai trò không thể thiếu trong hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, khi thận không còn hoạt động bình thường, hệ thống cân bằng cũng bị rối loạn và những biến chứng khó lường có thể xuất hiện. Những biến chứng suy thận không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Suy thận là gì?

Suy thận còn được gọi là tổn thương thận, là tình trạng mất đi chức năng bình thường của các bộ phận thận. Suy thận có thể do nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau gây ra.

Phân độ suy thận dựa trên thời gian mắc bệnh thường được thực hiện thành hai nhóm: 

  • Suy thận cấp: Tức tổn thương thận gây ra các cơn đau quặn thận xảy ra trong thời gian ngắn, thường là do các sự kiện như cơn suy tim, tai biến, nhiễm trùng nặng, hoặc nguyên nhân độc tố.
  • Suy thận mạn: Tức tổn thương thận diễn ra trong thời gian dài, thường do các tình trạng mãn tính như bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, viêm thận mãn tính...
cac-bien-chung-suy-than-thuong-gap.jpg
Suy thận còn được gọi là tổn thương thận

Các biến chứng suy thận thường gặp

Suy thận khiến chức năng của thận bị suy giảm, không còn hiệu quả lọc các chất thải khỏi máu. Đây thường là giai đoạn cuối cùng của bệnh thận mạn tính. Khi suy thận không được điều trị kịp thời bằng các biện pháp như chạy thận hoặc ghép thận.

Trong trường hợp suy thận, các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện, thậm chí có thể gây tử vong.

Các biến chứng suy thận thường gặp liên quan đến suy thận bao gồm:

Thiếu máu

Suy thận có thể dẫn đến thiếu máu, đặc biệt là trong giai đoạn sau. Thận có vai trò quan trọng trong việc sản xuất tế bào hồng cầu và khi thận không còn chức năng hoạt động bình thường, hàm lượng hồng cầu có thể giảm, dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Bệnh tim

Tình trạng suy thận và bệnh tim có mối liên hệ chặt chẽ. Bệnh tim là nguyên nhân phổ biến gây tử vong cho những người đang trong quá trình lọc máu. Bệnh tim có thể ảnh hưởng đến luồng máu đến thận, gây ra áp lực tăng trong tĩnh mạch chính nối với thận và có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch khác.

cac-bien-chung-suy-than-thuong-gap-1.jpg
Tình trạng suy thận và bệnh tim có mối liên hệ chặt chẽ

Vấn đề về xương và tăng hàm lượng phốt phát trong máu

Thận có nhiệm vụ điều chỉnh cân bằng canxi, vitamin D và phốt pho trong cơ thể, đảm bảo sức khỏe của xương. Khi thận không hoạt động đúng cách, hàm lượng phốt pho có thể tăng, gây nguy cơ hại cho sức khỏe.

Tăng kali trong máu

Suy thận có thể làm tăng hàm lượng kali trong máu, gây ra những biểu hiện như đau tim hoặc thậm chí dẫn đến tình trạng nguy hiểm đối với tim mạch.

Tích tụ nước

Thận khỏe mạnh giúp loại bỏ nước dư thừa khỏi cơ thể. Trong tình trạng suy thận, tích tụ nước có thể gây ra các vấn đề về tim mạch và phổi.

Ảnh hưởng tinh thần

Suy thận không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây áp lực lên tinh thần. Các vấn đề như căng thẳng, suy sụp tinh thần, áp lực tài chính liên quan đến chạy thận, có thể tác động xấu đến tâm lý của người bệnh.

Để giảm thiểu các biến chứng này, bác sĩ khuyến nghị người bệnh tuân thủ chính xác phác đồ điều trị, giữ tâm lý thoải mái và thường xuyên tư vấn với chuyên gia y tế để tìm ra giải pháp phù hợp.

Điều trị bệnh suy thận

Người mắc suy thận cần tuân thủ một chế độ ăn uống đặc biệt, đảm bảo đủ năng lượng và dinh dưỡng nhưng giảm lượng đạm và muối.

Khi xác định nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị sẽ phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Mặc dù có những trường hợp có thể điều trị suy thận dựa trên nguyên nhân, tuy nhiên tổn thương thận thường không thể hoàn toàn phục hồi ngay cả khi nguyên nhân đã được kiểm soát tốt.

Thường thì, không có thuốc chữa khỏi suy thận mạn hoàn toàn. Tiếp cận chủ yếu là kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, giảm biến chứng và ngăn chặn quá trình bệnh tiến triển.

Giai đoạn suy thận (khi chức năng thận giảm xuống dưới 50%) thường được điều trị bằng cách:

Thẩm phân phúc mạc: Phương pháp này giúp loại bỏ các chất thải từ máu bằng cách sử dụng dịch thẩm phân tiết niệu. Tuy nhiên, nó không thể thay thế chức năng tự nhiên của thận.

Chạy thận nhân tạo: Đây là quá trình lọc máu thông qua máy chạy thận. Mặc dù giúp giảm bớt tải cho thận, nhưng cũng không thể thay thế chức năng thận hoàn toàn.

cac-bien-chung-suy-than-thuong-gap-2.jpg
Chạy thận nhân tạo là quá trình lọc máu thông qua máy chạy thận

Ghép thận: Đây là phương pháp phổ biến để điều trị suy thận giai đoạn cuối. Người bệnh sẽ được ghép một bộ phận thận từ người khác. Tuy nhiên, sau ghép thận, người bệnh cần phải tiếp tục dùng thuốc để duy trì chức năng của thận ghép.

Khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo suy thận, bệnh nhân cần kiểm tra sức khỏe để được chẩn đoán và điều trị kịp thời và tránh các biến chứng suy thận. Hơn nữa, việc khám thận định kỳ cũng rất quan trọng, vì nhiều khi bệnh thận có thể tồn tại mà không gây ra triệu chứng đáng kể.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm