Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩTrần Thị Mỹ Linh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.
Liệt dây thần kinh số VII là một bệnh lý thường xuyên được đề cập trên các phương tiện truyền thông gần đây, xảy ra trên mọi lứa tuổi ở cả nam và nữ. Việc tìm hiểu nguyên nhân và những biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh lý này rất được quan tâm.
Dây thần kinh số VII là dây thần kinh hỗn hợp vừa có chức năng vận động các cơ bám da mặt, cơ bám da cổ, xương bàn đạp ở tai giữa, giúp các cơ mặt, vùng cổ chuyển động, vừa có chức năng cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi, cảm giác vòm miệng, cảm giác nông vùng ống tai ngoài, vùng da nhỏ phía sau vùng tai và chức năng phó giao cảm chi phối hoạt động bài tiết của các tuyến lệ, các tuyến niêm mạc mũi, vòm miệng và các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi. Dây thần kinh số VII bên trái điều khiển vận động nửa mặt trái và tương tự, dây thần kinh số VII bên phải điều khiển vận động nửa mặt phải.
Dây thần kinh số VII có nguồn gốc từ nhân thần kinh mặt ở cầu não (vận động), nơron ở hạch gối (cảm giác), nhân lệ tỵ và nhân bọt trên (tự chủ).
Dây thần kinh số VII thoát ra khỏi não ở rãnh hành cầu sau đó ra chi phối cho vùng mặt gồm ba đoạn: Đoạn trong sọ, đoạn trong xương đá và đoạn ngoài sọ.
Liệt dây thần kinh số VII có thể gây liệt một phần tư dưới của mặt (liệt dây thần kinh VII trung ương) hoặc liệt một bên mặt (liệt dây thần kinh VII ngoại biên).
Liệt VII ngoại biên (hay liệt mặt ngoại biên) là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, nguyên nhân do tổn thương dây thần kinh mặt, còn liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến não
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là bệnh lý thần kinh mặt ngoại biên khởi phát cấp tính và là nguyên nhân phổ biến nhất gây liệt mặt do tổn thương nơron thần kinh vận động dưới. Tình trạng khiếm khuyết chức năng thần kinh của dây thần kinh số VII xảy ra trong vòng 48 - 72 giờ đầu tiên và mức độ nghiêm trọng của liệt tương quan với thời gian rối loạn chức năng của tổn thương, khả năng phục hồi và tình trạng suy giảm chất lượng cuộc sống.
Liệt dây thần kinh số VII thường khởi phát đột ngột, triệu chứng liệt hoàn toàn thường trong vòng 48 giờ, thường phát hiện sau khi ngủ dậy. Người bệnh sẽ có các biểu hiện điển hình sau:
Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh có thể có một số triệu chứng kèm theo như:
Nếu người bệnh chỉ có tình trạng liệt dây thần kinh số VII trung ương, người bệnh thường chỉ có liệt ¼ dưới của mặt với các biểu hiện miệng méo, nhân trung lệch, chảy nước dãi ở khóe miệng bên xệ và đi kèm liệt ½ người cùng bên.
Liệt dây thần kinh số VII có thể gây ra các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh như:
Khi có một hoặc nhiều triệu chứng nêu trên, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nội Thần kinh để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Với các liệu pháp điều trị nguyên nhân (nếu có) và phục hồi vận động vùng mặt sớm, người bệnh có thể giảm thiểu được những di chứng của bệnh liệt dây thần kinh số 7.
Đối với liệt VII trung ương
Nguyên nhân chủ yếu do đột quỵ não (nhồi máu não, xuất huyết não), u não chèn ép và áp xe não.
Đối với liệt VII ngoại biên
Nguyên nhân của liệt VII ngoại biên được chia thành hai nhóm bao gồm liệt VII ngoại biên nguyên phát (liệt Bell) và liệt VII ngoại biên thứ phát.
Liệt Bell: Tỷ lệ mắc mới trong dân số dao động từ 11,5 đến 40,2/100 000 người, là nguyên nhân thường gặp nhất của liệt VII ngoại biên (chiếm 70%). Bệnh do tổn thương nơron vận động dưới biểu hiện với triệu chứng liệt hoàn toàn một bên mặt. Các giả thuyết cho rằng người bệnh có tiền căn nhiễm virus (đặc biệt là trong môi trường lạnh) và nó có thể tái phát ở 10% trường hợp.
Tuy nhiên, liệt mặt ngoại biên có xu hướng biểu hiện đầy đủ các triệu chứng trong 24 đến 48 giờ đầu tiên. Tổn thương dây thần kinh do trong khung xương có thể dẫn đến phù nề và làm chèn ép dây thần kinh dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ và suy giảm chức năng tạm thời. Quá trình hồi phục có thể mất đến 1 năm và hồi phục không hoàn toàn ở 13% bệnh nhân.
Liệt VII ngoại biên thứ phát
Liệt dây thần kinh số VII có thể được điều trị nếu được phát hiện sớm. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, trong đó phương pháp nội khoa được áp dụng cho những trường hợp phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, đối với những trường hợp mắc bệnh lâu dài, phẫu thuật là giải pháp điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật để điều trị liệt dây thần kinh số VII có thể khá cao.
Xem thêm thông tin: Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có chữa được không?
Liệt dây thần kinh số VII có thể được điều trị bằng phương pháp châm cứu. Châm cứu giúp tăng tuần hoàn máu, giảm viêm và cải thiện lưu thông khí huyết, từ đó hỗ trợ hồi phục dây thần kinh và cơ mặt. Một liệu trình châm cứu thường kéo dài khoảng 15 ngày, mỗi lần từ 15 đến 20 phút, và thực hiện mỗi ngày một lần. Tuy nhiên, thời gian điều trị có thể thay đổi tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Châm cứu là một phương pháp hiệu quả trong việc phục hồi chức năng cơ mặt và giảm các triệu chứng của liệt dây thần kinh số VII. Tuy nhiên, châm cứu cần thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Xem thêm thông tin: Liệt dây thần kinh số 7 châm cứu bao lâu thì hết bệnh?
Khi bị liệt dây thần kinh số VII, người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu vitamin B (thịt nạc, cá, trứng, ngũ cốc nguyên hạt), vitamin C (cam, quýt, dâu tây, ớt chuông), omega-3 (cá hồi, cá thu, hạt chia, quả óc chó), kẽm (thịt bò, hải sản, đậu lăng, hạt pumpkin), protein (thịt nạc, cá, đậu, sản phẩm từ sữa) và chất xơ (rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt). Những thực phẩm này sẽ giúp hỗ trợ phục hồi chức năng thần kinh và cải thiện tình trạng bệnh.
Xem thêm thông tin: Bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 nên ăn gì?
Thời gian điều trị liệt dây thần kinh số VII có thể kéo dài từ 2 tuần đến 6 tháng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và phản ứng của cơ thể đối với điều trị. Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng có thể bắt đầu cải thiện sau khoảng 2 tuần nếu được điều trị đúng cách, nhưng để phục hồi hoàn toàn chức năng cơ mặt, có thể mất từ 3 đến 6 tháng. Việc điều trị có thể bao gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu và đôi khi là phẫu thuật nếu cần thiết. Tuy nhiên, sự hồi phục hoàn toàn có thể mất nhiều thời gian và có thể kèm theo một số biến đổi không bình thường trong chức năng cơ mặt.
Liệt dây thần kinh số VII có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng mắt như viêm kết mạc, loét giác mạc, hoặc lộn mí có thể dẫn đến tổn thương mắt nghiêm trọng. Đồng vận và co thắt nửa mặt sau liệt mặt có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đặc biệt, hội chứng nước mắt cá sấu, mặc dù hiếm, cũng là một dấu hiệu cần chú ý. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách là rất quan trọng để phòng ngừa các di chứng nặng nề.
Hỏi đáp (0 bình luận)