Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gây tê là phương pháp vô cảm, sử dụng thuốc tê để ức chế tạm thời dẫn truyền xung động thần kinh từ đó làm mất cảm giác đau đớn cho người bệnh. Vậy gây tê có những phương pháp nào? Đâu là các phương pháp gây tê thường dùng hiện nay?
Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp gây tê khác nhau, tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp gây tê phù hợp. Bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí cho bạn đọc các phương pháp gây tê thường dùng hiện nay.
Gây tê là một kỹ thuật vô cảm có tác dụng để làm mất cảm giác đau ở một vùng nhất định trên cơ thể thông qua việc sử dụng các tác nhân có khả năng ức chế tạm thời dẫn truyền xung thần kinh. Phương pháp này thường được sử dụng trong các ca tiểu phẫu, khu trú như phẫu thuật trích nhọt, phẫu thuật chi, nhổ răng, cấy implant…
Gây tê vùng ngăn chặn tín hiệu đau từ một bộ phận cụ thể của cơ thể truyền đến não. Thuốc gây tê vùng hoạt động bằng cách thiết lập một rào cản điện điện, liên kết với các protein trong màng tế bào thần kinh để cho các hạt mang điện ra vào và khoá các hạt mang điện dương.
Thông thường, khi các phần khác nhau của não giao tiếp với nhau các tín hiệu điện của não là một bản hợp xướng lộn xộn. Khả năng kết nối đó giúp người bệnh tỉnh táo để có thể nhận biết các vấn đề xung quanh.
Tuy nhiên, những tín hiệu này trở nên có tính tổ chức và ổn định hơn khi bị gây mê. Điều này có nghĩa các phần khác nhau của não không còn kết nối với nhau và người bệnh lúc này mất nhận thức về cảm giác đau khi phẫu thuật.
Như các bạn đã biết, gây tê được thực hiện dưới rất nhiều các hình thức khác nhau. Dưới đây là hai phương pháp gây tê thường dùng, bạn đọc có thể tham khảo:
Gây tê tại chỗ là phương pháp sử dụng các tác nhân vật lý hoá học tác động trực tiếp lên các nhánh tận cùng của thần kinh ngoại vi. Ưu điểm của phương pháp gây tê tại chỗ là ít xâm lấn và khá an toàn, song nhược điểm của phương pháp này là thời gian tác dụng của thuốc tê ngắn, vùng phong bế nhỏ.
Chính vì thế mà phương pháp gây tê này chỉ được áp dụng cho những phẫu thuật nhỏ như khâu vết thương nhỏ, sinh thiết, dùng trong nha khoa…
Phương pháp gây tê tại chỗ bao gồm:
Gây tê vùng cũng là một trong các phương pháp gây tê thường dùng hiện nay. Ở phương pháp này, thuốc tê có tác dụng trực tiếp lên các đường dẫn truyền thần kinh như rễ thần kinh, đám rối thần kinh… làm mất cảm giác đau ở một vùng tương ứng chịu sự chi phối của dây thần kinh đó.
Gây tê vùng bao gồm:
Gây tê tuỷ sống
Thuốc tê được bơm vào khoang dưới nhện, hoà vào dịch não tuỷ và phong bế các rễ thần kinh đi ra từ tuỷ sống từ đó làm mất cảm giác đau ở vùng cơ thể chịu sự chi phối của dây thần kinh này.
Phương pháp gây tê tuỷ sống thường được thực hiện ở các đốt sống thắt lưng từ L1 - L5 với ưu điểm là dễ thực hiện, chi phí thấp, tác dụng nhanh, có tác dụng hoàn toàn và làm mềm cơ song nhược hiểm là thời gian tác dụng ngắn và rất khó kiểm soát.
Gây tê tuỷ sống thường được chỉ định trong phẫu thuật chi dưới, bụng dưới, phẫu thuật thận - tiết niệu, sản khoa. Phương pháp này chống chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân có sốc, rối loạn đông máu, thiếu hụt khối lượng tuần hoàn, nhiễm trùng tại vị trí chọc kim, dị ứng thuốc tê…
Gây tê ngoài màng cứng
Ở phương pháp này, thuốc tê được bơm vào khoang ngoài màng cứng, phong bế các rễ thần kinh từ đó phong bế vùng cơ thể mà các rễ thần kinh này chi phối. Thuốc tê sau khi bơm vào khoang ngoài màng cứng sẽ có tác dụng trên khoang tuỷ quanh vùng tiêm thuốc. Gây tê ngoài màng cứng có thể thực hiện ở các đốt sống thắt lưng hoặc đốt sống ngực và có thể dùng để giảm đau kéo dài bằng cách luồn catheter.
Ưu điểm của phương pháp này là tác dụng gây tê kéo dài, có thể truyền liên tục để giảm đau sau mổ, mức phong bế có thể được kiểm soát và đặc biệt là ít ảnh hưởng đến huyết động. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật tương đối khó, thời gian tác dụng khá chậm và tác dụng có thể không hoàn toàn, ít mềm cơ.
Gây tê ngoài màng cứng được chỉ định trong phẫu thuật chi dưới, phẫu thuật bụng dưới, phẫu thuật trong sản khoa, giảm đau sau sản khoa…Phương pháp này có chống chỉ định tương tự như phương pháp gây tê tuỷ sống.
Gây tê ngoại vi thần kinh
Thuốc tê được tiêm quanh vị trí của một hay một số đám rối thần kinh ngoại biên nhằm phong bế vùng cơ thể mà các dây thần kinh này chi phối. Tuỳ thuộc vào khối lượng và thể tích thuốc tê mà thời gian tác dụng có thể dài hoặc ngắn.
Vị trí gây tê có thể là đám rối thần kinh cánh tay, thần kinh hông to hay thần kinh đùi… Ưu điểm của phương pháp này là gây tê chọn lọc, kỹ thuật không quá khó, ít gây ảnh hưởng đến toàn thân, có thể truyền liên tục để giảm đau sau phẫu thuật.
Chỉ định của gây tê ngoại vi thần kinh là phẫu thuật chi và giảm đau sau phẫu thuật chi. Kỹ thuật này chống chỉ định trong trường hợp người bệnh có nhiễm trùng tại vị trí tiêm thuốc, người có rối loạn đông máu và đang điều trị chống đông…
Đối với phương pháp gây tê, có một số vấn đề cần chú ý sau đây:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về kỹ thuật gây tê và các phương pháp gây tê thường dùng mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về phương pháp vô cảm này. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để dõi theo bản tin sức khỏe hôm nay của Nhà thuốc Long Châu.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.