Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ cha mẹ nên biết để xử trí kịp thời!

Ngày 25/04/2024
Kích thước chữ

Hệ tiêu hóa của trẻ em còn non nớt và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, do đó rối loạn tiêu hóa là vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ. Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh là bước đầu tiên để cha mẹ có thể chăm sóc bé đúng cách và đưa bé đi khám kịp thời khi cần thiết. Bài viết này sẽ cung cấp cho cha mẹ thông tin về các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, giúp cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết và xử lý kịp thời khi bé gặp vấn đề này.

Rối loạn tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, thậm chí dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhận diện sớm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ là bước quan trọng để cha mẹ có thể đưa bé đi khám kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ cung cấp cho cha mẹ thông tin về các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết và xử lý phù hợp khi bé gặp vấn đề này.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ em, gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ biết cách xử lý hiệu quả, bảo vệ sức khỏe của con.

Hệ tiêu hóa non nớt

Hệ tiêu hóa còn non nớt là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, dẫn đến khả năng tiêu hóa thức ăn còn hạn chế. Do đó, trẻ dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt khi có sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn. 

Các tuyến tụy và tuyến nước bọt ở trẻ chưa sản xuất đủ enzym amylase để tiêu hóa tinh bột hiệu quả. Gan thì chưa hoàn thiện chức năng chuyển hóa các chất bột đường, chất béo và chất đạm. Dạ dày vẫn chưa tiết ra lượng dịch vị chưa đủ để tiêu hóa thức ăn hoàn toàn. Do đó khi thay đổi chế độ ăn như chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm hay thay đổi thức ăn đột ngột, hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích nghe sẽ dẫn đến các rối loạn tiêu hóa.

 Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nên biết 3
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ các bậc phụ huynh nên biết

Kháng sinh

Khi trẻ phải dùng kháng sinh kéo dài có thể sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Vì kháng sinh là một vũ khí lợi hại để chống lại các vi khuẩn gây bệnh, tuy nhiên chúng cũng có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong hệ đường ruột, những vi khuẩn có lợi này đóng vai trò quang trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, nên khi bị tiêu diệt sẽ khiến cho hệ tiêu hóa mất cân bằng dẫn đến các rối loạn tiêu hóa.

Thức ăn bị nhiễm bẩn hay dị ứng thức ăn

Một số loại vi khuẩn tiềm ẩn trong thức ăn bẩn, thức ăn tái sống như Salmonella, E. coli, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus,… có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, khiến trẻ bị tiêu chảy. Một số trẻ còn có tình trạng dị ứng với protein hay đường lactose trong sữa, dị ứng với một số thành phần trong thức ăn. Cha mẹ hãy lưu ý để tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

Chế độ ăn uống không phù hợp

Chế độ ăn uống không phù hợp chính là "kẻ thù" thầm lặng gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Thức ăn quá cứng, khó tiêu hóa sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, dẫn đến khó tiêu, đầy bụng, táo bón. Hay lượng thức ăn vượt quá nhu cầu của bé sẽ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Ăn quá nhiều chất đạm và chất béo gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Chế độ ăn thiếu hụt chất xơ, hay bổ sung sữa công thức đột ngột, khi chuyển từ bú mẹ sang bú sữa công thức đột ngột, hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích nghi, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

 Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nên biết 1
Chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa ở trẻ. Khi hệ vi sinh mất cân bằng, "kẻ thù" hại khuẩn sẽ lộng hành, gây ra các vấn đề tiêu hóa ở trẻ. Đường ruột của trẻ là nơi sinh sống của hàng nghìn tỷ vi sinh vật, được chia thành hai nhóm chính là lợi khuẩn và hại khuẩn. Trong đó, lợi khuẩn chiếm đến 85%, có vai trò hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, sản xuất vitamin và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Hại khuẩn chiếm 15%, có vai trò kiểm soát sự phát triển của lợi khuẩn, ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập. Khi tỷ lệ lợi khuẩn giảm, tỷ lệ hại khuẩn tăng cao, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn ruột.

Loạn khuẩn ruột là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề tiêu hóa ở trẻ như: Tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn mửa, buồn nôn, đi ngoài ra máu hoặc nhầy, mệt mỏi, quấy khóc.

Nếu tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột kéo dài sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Điển hình như gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ, dẫn đến suy dinh dưỡng. Hệ miễn dịch suy yếu, khiến trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích…

Các bệnh lý đường ruột

Các bệnh lý đường ruột là một trong những nguyên nhân gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Một số bệnh lý thường gặp như: Viêm ruột, viêm dạ dày, viêm loét tá tràng. Hay trẻ mắc bệnh celiac cũng sẽ xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa do phản ứng hệ miễn dịch với gluten, protein trong lúa mì, lúa mạch, lúa đen.

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Hiểu rõ nguyên nhân là bước đầu tiên để phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần trang bị kiến thức về các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ để có thể phát hiện sớm và đưa bé đi khám kịp thời.

 Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nên biết 2
Nhận biết những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ để phát hiện sớm và đưa bé đi khám

Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường là:

  • Tiêu chảy: Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng hoặc có nước, có thể kèm theo máu hoặc nhầy.
  • Táo bón: Bé khó đi ngoài, phân cứng, có thể kèm theo đau bụng, đầy hơi.
  • Nôn mửa, buồn nôn: Bé nôn trớ thức ăn, dịch dạ dày, có thể kèm theo đau bụng, mệt mỏi.
  • Đau bụng: Bé có thể bị đau bụng quặn thắt, dữ dội hoặc âm ỉ, khiến bé quấy khóc, khó chịu.
  • Sụt cân: Do rối loạn tiêu hóa, bé không hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, dẫn đến sụt cân, mệt mỏi.
  • Mất nước: Bé có thể bị khát nước nhiều, da khô, niêm mạc miệng khô, tiểu ít, khóc không ra nước mắt.

Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ em, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Do đó, sau khi đã trang bị những kiến thức để nhận biết những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ thì cha mẹ cần trang bị kiến thức để xử lý kịp thời khi bé gặp vấn đề này:

  • Bình tĩnh và đánh giá tình trạng: Khi bé có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, điều quan trọng là cha mẹ cần giữ bình tĩnh và đánh giá tình trạng của bé. Quan sát các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, nôn mửa, đau bụng, sốt... để xác định mức độ nghiêm trọng. Ghi chép lại các thông tin như thời gian xuất hiện triệu chứng, thức ăn bé đã ăn, tình trạng đi ngoài, nôn mửa... để cung cấp cho bác sĩ khi cần thiết.
  • Bù nước và điện giải: Rối loạn tiêu hóa khiến bé mất nước và điện giải, do đó việc bù nước và điện giải là vô cùng quan trọng. Cho bé uống nhiều nước lọc, nước oresol hoặc dung dịch điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh cho bé uống nước trái cây, nước ngọt có ga vì có thể làm tình trạng tiêu chảy thêm nặng.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, cơm nhuyễn… Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để bé dễ tiêu hóa. Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn nhanh, thức ăn sống… Bổ sung thêm sữa chua, men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ăn uống, đồ chơi của bé. Giữ cho môi trường sống của bé sạch sẽ, thoáng mát.
  • Theo dõi tình trạng của bé: Theo dõi sát sao tình trạng của bé, ghi chép lại các triệu chứng và biến đổi của bé. Nếu bé có dấu hiệu bất thường như sốt cao, nôn mửa nhiều, tiêu chảy nhiều lần, phân có máu... cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ: Bé có các dấu hiệu như sốt cao, nôn mửa nhiều, tiêu chảy nhiều lần, phân có máu… Có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, khóc yếu ớt. Hay những dấu hiệu mất nước như khát nước nhiều, da khô, niêm mạc miệng khô, tiểu ít, khóc không ra nước mắt. Bé không chịu ăn uống, sụt cân nhanh. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa không cải thiện sau 2 - 3 ngày.
 Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nên biết 4
Chế độ ăn uống hợp lý giúp trẻ tránh khỏi những triệu chứng rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là tình trạng thường gặp. Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết “Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nên biết” sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc con. Nếu các triệu chứng chuyển biến nặng, điều cần thiết nên làm là đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin