Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa cho thấy sức đề kháng của bé vẫn chưa hoàn thiện, không đủ sức chống lại nhiều tác nhân bên ngoài, gây tác động đến đường ruột làm cản trở quá trình phát triển của bé nếu không được can thiệp sớm.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ làm nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng và cảm thấy xót con khi chịu nhiều cảm giác khó chịu như tiêu chảy, táo bón, nôn ói,... Không thể hấp thụ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Vì vậy bố mẹ nên chủ động tìm hiểu trước các dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa qua bài viết dưới đây để đưa ra các phương pháp xử lý phù hợp nhất.
Trong những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa phát triển ổn định nên rất dễ gặp nhiều bệnh lý về đường ruột, nếu kéo dài có thể trẻ sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng và chậm phát triển. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Mặc dù kháng sinh có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng hệ tiêu hóa của bé vẫn còn rất nhạy cảm, kháng sinh sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi và không đủ lợi khuẩn bảo vệ đường ruột, gây mất cân bằng vi sinh và làm rối loạn tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa còn non yếu của bé nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công khi ăn những loại thực phẩm khó tiêu, kém chất lượng hoặc thức ăn lạ chưa từng sử dụng trước đó.
Trẻ ăn trúng thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chế biến từ nguồn nước ô nhiễm hoặc chưa chín, sẽ gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em làm tiêu chảy, đau bụng,... Nguy hiểm hơn có thể bị sốt, phân có máu.
Môi trường sống của bé bị ô nhiễm như nguồn nước, khói bụi,... cũng làm cho vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột của bé.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ không chỉ tác động đến hệ tiêu hóa của trẻ mà còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này. Vì thế các bố mẹ cần nhận biết sớm 3 dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa phổ biến dưới đây để giúp con khắc phục và ổn định tiêu hóa.
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa dễ gặp nhất là tiêu chảy, với tần suất trên 3 lần/ngày, kèm theo biểu hiện chán ăn, người mệt mỏi và hay nôn ói. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến biểu hiện tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể kể đến như:
Nếu bé có biểu hiện tiêu chảy, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ thăm khám bác sĩ sớm vì nếu mất quá nhiều nước có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Đồng thời lúc này các bố mẹ cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ từ các thực phẩm từ khoai tây, gạo, thịt gà, táo, chuối,...
Biểu hiện nôn trớ các thức ăn ra ngoài do trào ngược dạ dày ở trẻ em hoặc đến từ nhiều lý do khác nhau như cơ thể bị gắng sức, đổi sữa mới, núm vú cao su không phù hợp với trẻ, tư thế nằm bú không đúng, các cữ bú sữa quá sát nhau,... Thường phổ biến ở các bé dưới 12 tháng tuổi và gọi là nôn trớ sinh lý.
Nếu qua giai đoạn này, triệu chứng nôn trớ vẫn xuất hiện thì khả năng cao bé đã mắc các bệnh về đường ruột và cần được thăm khám kịp thời.
Cuối cùng là biểu hiện táo bón ở trẻ khi từ 2 - 3 ngày trẻ mới có thể đi đại tiện, trong đó đặc điểm phân thường khô cứng như sỏi, khi đi đại tiện mang đến cảm giác đau và gây ra nhiều hậu quả khác như trẻ quấy khóc, biếng ăn, hay đau bụng và chậm phát triển.
Trong trường hợp này có thể bé không hợp với sữa công thức, ăn ít hoa quả chứa chất xơ, trẻ bú mẹ khi mẹ đang bị táo bón,...
Các dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Do đó bố mẹ có thể can thiệp để khắc phục tình trạng qua các cách gợi ý dưới đây:
Đối với các bé, bố mẹ cần hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, cần phải nấu ở nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời lựa chọn các thực phẩm giàu chất xơ và cho trẻ uống nhiều nước để lọc lấy các chất dinh dưỡng và đào thải các chất thừa ra ngoài.
Thực tế có nhiều bé nhai không kỹ dẫn đến đau bụng, vì vậy bố mẹ nên rèn cho trẻ thói quen nhai kỹ thức ăn thành những mảnh nhỏ, khi kết hợp với enzyme có trong nước bọt sẽ dễ tiêu hóa và ngon miệng.
Vận động mỗi ngày là cách giúp trẻ ăn ngon hơn và hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn, đặc biệt là không nên để trẻ vận động mạnh khi ăn no. Song song với đó bố mẹ cũng tránh gây áp lực, căng thẳng cho bé khiến bé ăn không ngon miệng, ức chế tiêu hóa.
Qua bài viết trên, hy vọng đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho nhiều bố mẹ để kịp theo dõi, nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa và can thiệp sớm cho bé, tránh tình trạng kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.