Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách hạ nhịp tim tại nhà hiệu quả có thể bạn chưa biết

Ngày 10/11/2024
Kích thước chữ

Tim đập nhanh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. May mắn thay, có một số biện pháp tại nhà có thể giúp bạn làm dịu nhịp tim và cảm thấy thoải mái hơn. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu đến bạn những cách hạ nhịp tim tại nhà dễ áp dụng.

Nhịp tim nhanh có thể là do căng thẳng, hoạt động thể lực quá sức hoặc một số vấn đề sức khỏe khác. Cảm giác tim đập nhanh, hồi hộp có thể kèm triệu chứng khó thở, mệt mỏi luôn khiến chúng ta lo lắng. Tuy nhiên, có một số cách hạ nhịp tim tại nhà rất dễ áp dụng giúp bạn lấy lại nhịp tim bình thường. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các phương pháp làm hạ nhịp tim ngay bây giờ bạn nhé!

Dấu hiệu và triệu chứng nhịp tim nhanh là gì?

Mức nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi ở người trưởng thành thường dao động từ 60 đến 100 nhịp/phút. Như vậy nhịp tim trong trạng thái nghỉ ngơi vượt quá 100 nhịp/phút và bạn không nằm trong nhóm các đối tượng kể trên được coi là nhịp tim cao. Lúc này, bạn cần áp dụng cách hạ nhịp tim tại nhà để đảm bảo sức khỏe.

Triệu chứng nhịp tim nhanh có thể khác nhau ở mỗi người và tùy từng nguyên nhân. Tuy nhiên, có những triệu chứng phổ biến mà người có nhịp tim nhanh thường gặp như:

  • Đánh trống ngực: Cảm giác tim đập mạnh hoặc nhanh bất thường, thường được mô tả như "tim đập thình thịch" trong ngực. Đây là triệu chứng chính mà nhiều người nhận thấy khi nhịp tim bắt đầu tăng cao​.
  • Lưu lượng máu đến não giảm do tim đập quá nhanh có thể gây chóng mặt hoặc bị ngất xỉu. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, khó giữ thăng bằng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần hạ nhịp tim​.
  • Khi nhịp tim tăng lên, bạn có thể cảm thấy khó thở, cảm giác như không đủ oxy vào phổi. Triệu chứng này thường xuất hiện khi cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì sự lưu thông máu​.
  • Một số người có thể cảm thấy đau hoặc tức ngực khi nhịp tim nhanh. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề tim mạch nghiêm trọng và cần được điều trị ngay​.
  • Người thường xuyên gặp tình trạng nhịp tim nhanh sẽ phải đối mặt với cảm giác mệt mỏi kéo dài.
  • Khi nhịp tim tăng cao, người bệnh cũng có thể bị đổ mồ hôi, nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Nhịp tim bao nhiêu là cao? Cách hạ nhịp tim tại nhà 1
Nhịp tim bình thường sẽ trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp/phút

Nhịp tim quá nhanh nguy hiểm thế nào?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim như: Độ tuổi, hoạt động thể chất, cảm xúc, tình trạng sức khỏe ở thời điểm đo nhịp tim,...

Tim đập nhanh tiềm ẩn các nguy cơ như:

  • Khi tim đập quá nhanh, nó có thể làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả đến các cơ quan. Điều này dẫn đến thiếu oxy và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
  • Nhịp tim nhanh kéo dài hoặc lặp lại thường xuyên có thể gây rối loạn nhịp tim. Nhịp tim rối loạn lại làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Chóng mặt, choáng váng hay ngất xỉu do nhịp tim tăng nhanh khi lái xe hoặc tham gia hoạt động thể chất​ có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
  • Nhịp tim nhanh thường đi kèm với huyết áp cao. Điều này có thể làm gia tăng gánh nặng cho tim và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch mãn tính.
  • Nhịp tim quá nhanh gây ra cảm giác mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống​ của người bệnh.

Nhịp tim nhanh nếu không điều trị hoặc điều trị muộn, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng như huyết khối, đột quỵ, suy tim, ngừng tim.

Nhịp tim bao nhiêu là cao? Cách hạ nhịp tim tại nhà 2
Biết cách hạ nhịp tim tại nhà rất quan trọng với người có nhịp tim nhanh

Cách hạ nhịp tim tại nhà hiệu quả

Dưới đây là một số cách hạ nhịp tim tại nhà mà những người thường xuyên gặp tình trạng tim đập nhanh cần biết:

Các cách hạ nhịp tim tạm thời

Hít thở sâu: Để hạ nhịp tim nhanh chóng và tạm thời, bạn có thể áp dụng ngay một số kỹ thuật thở sâu như thở hộp (box breathing). Các kỹ thuật thở sâu có thể điều hòa nhịp tim khi căng thẳng đột ngột.

Uống đủ nước: Thiếu nước cũng có thể làm tăng nhịp tim do cơ thể phải bù đắp lưu lượng máu giảm. Vì vậy, khi nhịp tim tăng nhanh bạn cũng có thể uống một chút nước. Khi thời tiết nóng bức bạn có thể uống nước mát.

Xoa động mạch cảnh: Massage nhẹ động mạch cảnh cũng là một cách hạ nhịp tim tại nhà tạm thời. Bạn có thể dùng tay kích thích nhẹ vào vùng động mạch cảnh ở cổ. Động tác này giúp tác động lên dây thần kinh phế vị, giúp làm giảm nhịp tim ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng cách này với người có bệnh lý tim mạch.

Nghiệm pháp Valsalva: Bạn có thể áp dụng nghiệm pháp Valsalva. Bạn hít sâu rồi ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai. Cố gắng giữ trạng thái đó trong 5 - 10 giây hoặc hơn tùy theo khả năng, sau đó thở ra từ từ. Nghiệm pháp Valsalva ban đầu có thể làm nhịp tim tăng lên, nhưng sau đó sẽ từ từ giảm xuống. Tuy nhiên, những người bị bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh hoặc có nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ không nên thực hiện nghiệm pháp này.

Nhịp tim bao nhiêu là cao? Cách hạ nhịp tim tại nhà 3
Nếu thấy những triệu chứng trên bạn cần kiểm tra nhịp tim ngay

Thay đổi thói quen sống để kiểm soát nhịp tim lâu dài

Để ổn định nhịp tim lâu dài, bạn nhất định cần xây dựng những thói quen sống lành mạnh. Hãy tập thể dục đều đặn vì ngay cả những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga cũng giúp trái tim hoạt động ổn định hơn. Thiền định hoặc bất cứ hình thức thư giãn tinh thần giúp giảm lo âu, stress nào cũng có tác dụng kiểm soát nhịp tim.

Thường xuyên thiếu ngủ sẽ tạo nên căng thẳng cho toàn bộ cơ thể, bao gồm cả tim. Vì thế, cách ổn định nhịp tim khỏe mạnh đó chính là ở người trưởng thành nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi ngày.

Bên cạnh đó, người thường xuyên có nhịp tim cao cần tránh xa rượu, thuốc lá, caffeine. Chúng đều chứa những chất kích thích gây tăng nhịp tim và dẫn đến các vấn đề tim mạch nghiêm trọng.

Nhịp tim bao nhiêu là cao? Cách hạ nhịp tim tại nhà 4
Thiền định và yoga kết hợp hít thở sâu giúp ổn định nhịp tim

Ổn định nhịp tim bằng dinh dưỡng

Nhịp tim nhanh nên ăn gì? Họ nên tăng cường ăn thực phẩm giàu kali, canxi, natri và magie. Đây là các khoáng chất cần thiết cho sự ổn định của nhịp tim. Các loại thực phẩm như chuối, các loại hạt, rau xanh giúp cung cấp chất điện giải và duy trì nhịp tim bình thường. 

Đồng thời, người bị nhịp tim nhanh cũng nên tránh những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều muối, các loại nước có gas, đồ ăn uống nhiều đường. Những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và gây tăng huyết áp.

Ngoài các nguyên sinh lý làm nhịp tim nhanh như nhiệt độ, hoạt động thể chất, thai kỳ, cảm xúc, thuốc lá, rượu, cà phê,... còn có nguyên nhân bệnh lý khiến tim đập nhanh. Những cách hạ nhịp tim tại nhà trong trường hợp này có thể không hiệu quả. Một số bệnh lý dẫn đến triệu chứng nhịp tim nhanh như: Bệnh mạch vành, suy tim, van tim hẹp hở, cường giáp, thiếu máu… Vì vậy, khi nhịp tim nhanh kéo dài kèm các dấu hiệu sức khỏe bất thường, bạn nên đi khám để phát hiện bệnh sớm nếu có.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin