Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhịp tim 90 có nguy hiểm không? Khi nào cần đi bác sĩ?

Ngày 13/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đối với người lớn, nhịp tim khi đập nghỉ ngơi từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút thường được xem là khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhịp tim đập 90 nhịp mỗi phút diễn ra thường xuyên thì có khả năng là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được theo dõi, kiểm tra. Vậy nhịp tim 90 có nguy hiểm không? Chúng ta cùng giải đáp qua bài viết sau đây nhé.

Trái tim chúng ta đập nhịp nhàng, điều phối quá trình lưu thông máu khắp cơ thể. Nhịp tim bình thường có thể thay đổi tùy theo đặc điểm của từng cá nhân. Sự biến động nhịp tim xảy ra do nhiều yếu tố tác động nên khi bạn nhận thấy nhịp tim bất thường thì cần đi khám bác sĩ sớm để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Tổng quan về chỉ số nhịp tim

Trước khi tìm hiểu cụ thể về nhịp tim 90 có nguy hiểm không, chúng ta cần hiểu nhịp tim là gì, nhịp tim của người bình thường khỏe mạnh là bao nhiêu.

Nhịp tim 90 có nguy hiểm không? Khi nào cần đi bác sĩ? 1
"Nhịp tim 90 có nguy hiểm không?" là lo lắng của nhiều người

Nhịp tim đóng vai trò là thước đo quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe của một người. Nó phản ánh tần số nhịp tim mỗi phút, làm sáng tỏ hiệu quả hoạt động của tim và sức khỏe tim mạch tổng thể. Thông thường, nhịp tim bình thường nằm trong khoảng từ 60 đến 90 nhịp mỗi phút đối với người lớn. Tuy nhiên, sự biến động có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác, tình trạng thể chất và mức độ hoạt động.

Đối với người lớn khỏe mạnh, nhịp tim khi nghỉ ngơi sẽ dao động từ 60 đến 90 nhịp mỗi phút. Nếu có xảy ra những sai lệch so với phạm vi này thì bạn cần lưu ý vì nó có thể là lời cảnh báo các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được chú ý. Đặc biệt, những người có nhịp tim đập 90 nhịp mỗi phút càng cần được theo dõi cẩn thận, đặc biệt là nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên trong thời gian nghỉ ngơi hoặc không hoạt động.

Dưới đây là một số yếu tố liên quan đến nhịp tim tăng cao bao gồm:

Ngoài các yếu tố đã nói ở trên còn có một số yếu tố khác có thể khiến nhịp tim tăng lên 90 nhịp mỗi phút, chẳng hạn như lối sống, việc sử dụng thuốc và các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn,...

Nguyên nhân khiến nhịp tim tăng lên hơn 90 nhịp/phút

Nhịp tim tăng vọt lên hơn 90 nhịp mỗi phút chắc chắn sẽ khiến nhiều người lo lắng không biết nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình có thể khiến nhịp tim tăng cao:

Do hoạt động thể chất

Khi chúng ta tập luyện hoặc làm việc vật lý, cơ thể cần nhiều oxy hơn để cung cấp cho các cơ, mô. Lúc này, tim sẽ tăng nhịp đập để đáp ứng nhu cầu. Đó là lý do vì sao khi hoạt động thể chất bạn thấy nhịp tim tăng lên và có thể lên tới mức 90 nhịp mỗi phút.

Nhịp tim 90 có nguy hiểm không? Khi nào cần đi bác sĩ? 2
Sau khi hoạt động thể chất, nhịp tim tăng lên 

Cảm xúc mạnh mẽ

Những trạng thái cảm xúc hỗn loạn đều có khả năng ảnh hưởng đến nhịp tim. Khi bạn lo lắng, tức giận hoặc phấn khích, cơ thể sẽ giải phóng một lượng lớn hormone gây căng thẳng, khiến tim đập nhanh quá mức, có khi lên hơn 90 nhịp.

Tiêu thụ chất kích thích

Caffeine và rượu là những yếu tố có khả năng tác động đến nhịp tim, làm tăng nhịp tim vì nó kích thích hệ thần kinh. Cà phê, trà và nhiều loại đồ uống có ga đều có chứa caffeine, nếu bạn thường xuyên sử dụng các thức uống này, nhất là vào buổi tối sẽ khiến nhịp tim bạn bị ảnh hưởng. Cũng giống như vậy, uống rượu thường xuyên, uống nhiều rượu cũng góp phần làm tăng nhịp tim, tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Sử dụng thuốc

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, nhịp tim nhanh còn có thể xảy ra do tác dụng dược lý. Có một số loại thuốc đi kèm tác dụng phụ làm tăng nhịp tim, bao gồm những loại thuốc kích thích như thuốc lá, thuốc giảm cân, chống trầm cảm,…

Nhịp tim 90 có nguy hiểm không? Khi nào cần đi bác sĩ? 3
Sử dụng thuốc lâu ngày ảnh hưởng tới nhịp tim

Do đó, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bạn nên đi khám nếu đang uống các loại thuốc này mà nhận thấy nhịp tim tăng lên 90. Bác sĩ sẽ kiểm tra, cân nhắc điều chỉnh liều lượng hoặc đổi cho bệnh nhân sử dụng loại thuốc khác.

Do bệnh lý

Các bệnh lý rối loạn nhịp tim, bệnh tim, bệnh tuyến giáp và thiếu máu đều có khả năng tác động đến nhịp tim, khiến nhịp tim tăng cao. Nếu thường xuyên bị nhịp tim hơn 90 đi kèm những triệu chứng khác, việc bạn cần làm là đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nhịp tim 90 có nguy hiểm không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo bác sĩ chuyên khoa, một người trưởng thành khỏe mạnh thường có nhịp tim dao động trong khoảng từ 60 - 80 nhịp/phút khi nghỉ ngơi, do đó nếu bạn gặp tình trạng nhịp tim 90 nhịp/phút thì là hơi nhanh.

Tuy nhiên, tình trạng nhịp tim 90 nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, chẳng hạn như khi đang chơi thể thao hay khi tinh thần căng thẳng thì thường không nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng nhịp tim 90 kéo dài, hay có các triệu chứng khác đi kèm (trống ngực, hồi hộp, khó thở,...) thì hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để kịp thời chẩn đoán và điều trị.

Nhịp tim 90 có nguy hiểm không? Khi nào cần đi bác sĩ? 4
Nếu nhịp tim tăng kèm theo mệt mỏi kéo dài có thể gây nguy hiểm

Ngoài ra, khi thấy nhịp tim tăng lên đột ngột, đã nghỉ ngơi trong vài phút mà không giảm xuống thì bạn cũng nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn và đưa ra hướng xử lý.

Đặc biệt, với những bệnh nhân tiền sử mắc bệnh tim hoặc các vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch, nhịp tim 90 nhiều khả năng là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nào đó nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là bạn cần phải thường xuyên theo dõi nhịp tim, đi khám bác sĩ sớm để kiểm tra sức khỏe khi thấy có bất thường.

Những biện pháp giúp duy trì nhịp tim khỏe mạnh

Muốn có sức khỏe tốt, bạn phải có trái tim khỏe mạnh. Để có trái tim khỏe mạnh với nhịp tim nhịp nhàng, ổn định, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

Tập thể dục thường xuyên

Tập luyện rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Do đó, bạn nên duy trì thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, duy trì nhịp tim ổn định.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với cơ thể. Thực phẩm tiêu thụ hàng ngày có thể giúp bạn khỏe mạnh nhưng cũng có khả năng gây ra tác động xấu, gia tăng bệnh tật. Hãy hạn chế sử dụng caffeine và rượu, giảm thiểu đồ ăn nhanh và đồ ngọt, bên cạnh đó tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây để giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, bao gồm hệ tim mạch nhé.

Nhịp tim 90 có nguy hiểm không? Khi nào cần đi bác sĩ? 5
Nên ăn uống lành mạnh để có trái tim khỏe

Kiểm soát stress

Căng thẳng, lo âu sẽ mài mòn cơ thể bạn dần dần. Vì thế, hãy học cách kiểm soát stress bằng những biện pháp giúp thư giãn như yoga hay tai chi.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất quan trọng, vừa giúp phòng ngừa bệnh tật vừa giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng để hoạt động suốt cả ngày. Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc mỗi đêm từ 7 - 9 giờ là cách tốt nhất giúp cơ thể hồi phục và duy trì sức khỏe.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe

Luôn lắng nghe cơ thể, nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường, đi khám bác sĩ là những biện pháp giúp bạn bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, cần tuân thủ lịch khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tim mạch, điều chỉnh các yếu tố nguy cơ.

Nhịp tim 90 có nguy hiểm không? Khi nào cần đi bác sĩ? 6
Nên thăm khám bác sĩ để kịp chẩn đoán và điều trị

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nhịp tim 90 có nguy hiểm không. Nhịp tim 90 không phải lúc nào cũng nguy hiểm, tuy nhiên nó cũng không được coi là bình thường. Nếu bạn thường xuyên gặp phải nhịp tim 90 và có các triệu chứng khác đi kèm, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đồng thời, hãy áp dụng các biện pháp duy trì sức khỏe để giúp duy trì một nhịp tim khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm