Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chanh leo là một loại trái cây phổ biến, có mùi thơm đặc biệt cùng vị chua ngọt hấp dẫn. Có nhiều cách chế biến chanh leo, trong đó nước ép chanh leo là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích, nhất là vào mùa nắng nóng. Vậy loại nước ép này có tốt không và cách pha thế nào cho thơm ngon?
Nước ép chanh leo (chanh dây) là thức uống giải khát được nhiều người ưa thích. Bạn có biết uống nước ép này thường xuyên sẽ mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe không? Hãy tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau cùng với cách pha nước ép chanh leo thơm mát, ngon lành cho những ngày nóng nực nhé.
Chanh leo cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sau:
Chanh leo mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe do có hàm lượng chất xơ Phytochemical cao, giúp ngăn ngừa một số bệnh lý thông thường và tăng cường sức khỏe. Sau đây là một số thuộc tính của chanh leo và các hợp chất thực vật có trong loại quả này có ảnh hưởng tới sức khỏe.
Vitamin C là một loại vitamin thiết yếu cho cơ thể, nhưng cơ thể không thể tự sản xuất và dự trữ nên bạn cần phải bổ sung nhiều qua chế độ ăn uống. Vitamin C rất cần thiết cho các chức năng khác nhau của cơ thể, bao gồm sự phát triển và phục hồi của xương và các mô. Quan trọng là Vitamin C cũng giúp tăng cường hấp thụ sắt vì cơ thể thường hấp thụ chất sắt từ thực vật không tốt.
Đây là một loại vitamin hòa tan trong chất béo giúp duy trì hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh. Vitamin A được dự trữ trong cơ thể, chủ yếu ở gan, cần thiết cho da, xương, thị lực và tái tạo tế bào. Ngoài chứa Vitamin A, chanh leo cũng chứa Beta-carotene, khi cần thiết được chuyển hóa thành Vitamin A trong cơ thể.
Để có một đường ruột khỏe mạnh, cơ thể cần chất xơ. Một quả chanh dây cung cấp 2g chất xơ, phần lớn trong số đó là chất xơ hòa tan, sẽ chuyển thành chất giống như gel trong lúc tiêu hóa. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đột biến lượng đường trong máu. Chất xơ hòa tan cũng có tác dụng làm giảm lượng chất béo trong cơ thể. Ngoài hỗ trợ tiêu hóa, chế độ ăn giàu chất xơ còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, bệnh tim mạch và béo phì.
Chanh dây chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào tránh khỏi tác hại của các gốc tự do có khả năng gây ra trạng thái stress oxy hóa, làm hỏng mô mỡ, ADN và protein trong cơ thể. Ngoài ra, các gốc tự do tác động vào quá trình lão hóa và có liên quan đến các bệnh như bệnh tim, bệnh Alzheimer, ung thư.
Trong chanh leo chứa các chất chống oxy hóa nổi bật gồm:
Kali là một khoáng chất thiết yếu nhưng cơ thể không thể tự tạo ra, chỉ có thể cung cấp từ nguồn thực phẩm. Kali cần thiết cho hoạt động của thần kinh, cơ bắp cũng như huyết áp, đóng vai trò như chất điện giải dẫn truyền các xung điện giúp kiểm soát các chức năng của cơ thể, ví dụ các cơ kiểm soát nhịp thở và nhịp tim.
Magiê cần cho hoạt động của mọi tế bào trong cơ thể. Cụ thể, Magiê tham gia từ việc chuyển thức ăn thành năng lượng để sửa chữa ADN. Một số bệnh mạn tính xuất hiện có liên quan đến thiếu Magiê. Chỉ cần bổ sung 100g chanh leo bạn sẽ cung cấp được 7% nhu cầu Magiê hàng ngày.
Chanh leo có chỉ số đường huyết (GI) thấp, dẫn đến lượng đường trong máu tăng chậm, thay vì tăng đột biến. Một khi lượng đường trong máu tăng cao và đột ngột có thể làm hỏng các cơ quan, mạch máu, dây thần kinh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường loại 2 và đột quỵ.
Theo một nghiên cứu của Đại học McMaster (Canada), những người bị thoái hóa khớp gối đã có kết quả giảm đau và cứng khớp hơn cũng như chức năng thể chất tốt hơn so với nhóm đối chứng khi được dùng chiết xuất vỏ chanh dây tím. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải nghiên cứu thêm.
Mặc dù chanh leo được xem là an toàn để dùng, nhưng cũng có thể gây phản ứng dị ứng ở một số trường hợp. Những người từng bị dị ứng với nhựa mủ sẽ có nguy cơ rất cao bị phản ứng với chanh leo, bởi vì một số protein của thực vật có cấu trúc tương tự như protein Latex.
Ngoài ra, trong chanh leo còn chứa một lượng nhỏ độc tố Cyanogenic Glycoside, tập trung nhiều nhất ở một số loại vỏ chanh leo và cùi quả chanh leo chưa chín. Vì thế, hãy tránh ăn nhiều trái cây chưa chín và không ăn vỏ vì Cyanogenic glycoside có thể gây ngộ độc Xyanua với một lượng lớn, trừ khi chanh leo được chiết xuất và chế biến dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Bạn có thể dùng chanh leo làm nước ép hoặc làm nguyên liệu để chế biến món ăn, cụ thể:
Nhìn chung, nước ép chanh leo có vị chua chua, ngọt nhẹ với mùi thơm dễ chịu rất bắt vị. Bạn sẽ thấy ngon hơn và cơ thể bạn sẽ được giải nhiệt ngay lập tức khi uống cùng một ít đá lạnh vào những ngày nóng nực.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.