Covid 19 là bệnh gây ra các triệu chứng ở hệ thống hô hấp, có thể giống như cảm lạnh, cúm và viêm phổi. Ngoài ra, Covid 19 có thể tấn công không chỉ ở phổi và hệ hô hấp mà còn tấn công các bộ phận khác của cơ thể. Trong đó, phổi của chúng ta có nguy cơ ảnh hưởng nhiều nhất.
Sau khi mắc Covid 19, hầu hết mọi người hồi phục bình thường trong vòng vài tuần. Nhưng có một số trường hợp gặp tình trạng hậu Covid 19 – xảy ra ở các F0 đã khỏi bệnh từ 4 – 12 tuần và có triệu chứng bệnh kéo dài ít nhất 2 tháng. Các vấn đề thường liên quan tới hệ hô hấp, đặc biệt là ở phổi như viêm phổi. Vậy, Phòng tránh viêm phổi hậu Covid 19, bệnh nhân cần làm gì?
Viêm phổi hậu Covid 19 là gì?
Không giống như một số bệnh khác có xu hướng chỉ xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh nặng, các triệu chứng hậu Covid 19 có thể xảy ra với bất kỳ ai mắc phải Covid 19, ngay cả ở những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ, hoặc không có các triệu chứng ban đầu. Do đó, nếu bệnh nhân sau khi khỏi bệnh có cảm thấy hụt hơi, khó thở, ho kéo dài, đau tức ở ngực, suy giảm các chức năng hô hấp, hạn chế các hoạt động thể lực với mức độ từ nhẹ đến nặng… tuyệt đối không nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các cơ quan hô hấp, đặc biệt là ở phổi đang bị tổn thương thậm chí có thể dẫn đến viêm phổi.
Khi có các dấu hiệu đau tức ngực, hụt hơi bệnh nhân không nên chủ quan
Các bác sĩ khuyến cáo rằng, dù các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, trong 4 – 12 tuần đầu khỏi bệnh, người nhiễm bệnh nên đến các cơ sở y tế để được theo dõi nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại. Việc thăm khám sớm trong giai đoạn hậu Covid 19 sẽ giúp phát hiện nhằm xử lý kịp thời những di chứng ở phổi như viêm phổi. Bên cạnh đó, điều trị sớm các di chứng khiến người bệnh có nguy cơ trở nặng.
Đối với các bệnh nhân cao tuổi, có bệnh nền chưa điều trị ổn định như: Bệnh ung thư, bệnh tiểu đường, các bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…và các bệnh nhân Covid 19 ở mức độ nặng: Phải thở oxy, phải thở máy… sau khi khỏi bệnh, nếu có triệu chứng ho nhiều, tức ngực và khó thở thì cần thăm khám sớm nhất nhằm đánh giá mức độ và có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời tránh bệnh diễn biến nặng hơn, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Đối với các bệnh nhân cao tuổi cần nên được thăm khám sớm
Hướng điều trị viêm phổi do hậu Covid 19
Các bước kiểm tra nhằm phát hiện chính xác những tổn thương phổi và điều trị kịp thời bao gồm: Chụp X-quang số hóa phổi thẳng hoặc chụp CT cắt lớp vi tính lồng ngực để đánh giá bất thường ở lồng ngực và những tổn thương thường gặp ở phổi như: Viêm phổi tổ chức, hình kính mờ, xơ hóa phổi, dày các vách liên tiểu thùy và khí phế thũng… Tại đây, các bác sĩ tiến hành đo chức năng hô hấp, trao đổi khí ra vào ở phổi nhằm phát hiện sớm các nguy cơ rối loạn không khí.
Các bệnh nhân được chẩn đoán, viêm phổi, xơ phổi do hậu Covid 19, mức độ nặng cần phải nhập viện để điều trị. Lúc này, các biện pháp điều trị hiện tại bao gồm: Thở oxy, tập thở, glucocorticosteroid, dùng thuốc kháng xơ phổi (Nintedanib, Pirfenidone), điều trị viêm phổi, truyền tế bào gốc hoặc thậm chí phải tiến hành ghép phổi. Tùy mức độ tổn thương ở phổi, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân của mình các biện pháp điều trị phù hợp nhất. Theo Ths.Bs Nguyễn Chí Tuấn, Trung tâm Nội hô hấp, Bệnh viện Quân y 103 phát hiểu như sau:
“Theo nghiên cứu người bệnh sau khi nhiễm Covid 19, khoảng 33 – 76% người bệnh gặp các triệu chứng hậu Covid 19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi khỏi bệnh. Khoảng 20% người bệnh phải tái nhập viện và 80% người bệnh cần theo dõi tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong 2 tháng từ khi xuất viện”.
Tập thở đúng cách là biện pháp hỗ trợ phòng tránh viêm phổi do hậu Covid 19
Cần làm gì để phòng tránh viêm phổi hậu Covid 19?
Người bệnh nên tập thở là vấn đề nhất thiết, kết hợp với đi bộ nhẹ nhàng và bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Theo đó, những bài tập thở giúp phục hồi các chức năng phổi được áp dụng hàng đầu. Người bệnh sẽ được các bác sĩ hướng dẫn các bài tập thở đơn giản hoặc kết hợp với dụng cụ như: Bóng cao su, phế dung kế hoặc bình nước. Dưới đây là một số cách giúp hạn chế cũng như phòng tránh viêm phổi hậu Covid 19, bạn đọc nên thảm khảo:
- Sau khi khỏi Covid 19, nên đi tập bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, sau đó nên tăng dần thời gian đi bộ từ từ, vừa đi bộ vừa kết hợp tập thở.
Sau khi khỏi Covid 19, nên tập thói quen đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày
- Kết hợp thêm các bài thể dục khác tăng nhanh sự phục hồi cho phổi như: Yoga và bơi lội…
- Ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng giúp đẩy nhanh sự phục hồi cho cơ thể cũng như phổi là một cách đơn giản giúp chữa lành hội chứng hậu Covid 19.
- Người bệnh cũng nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và protein như: Thịt nạc, cá, các loại trái cây tươi, rau có màu xanh đậm, trứng, sữa, ngũ cốc…
- Tăng cường các loại trái cây như: Cam, quýt, bưởi, chanh... nhằm tăng cường vitamin C, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Bệnh nhân nên ở trong môi trường trong lành, nhiều cây xanh, hạn chế khói bụi, ô nhiễm – tác nhân gây bệnh viêm phổi, bụi phổi.
- Để ngăn ngừa di chứng cũng như viêm phổi hậu Covid 19, việc tốt nhất là phòng tránh mắc bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, bạn đọc nên tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà ở, trang bị khẩu trang, nước sát khuẩn, giữ khoảng cách khi tiếp xúc nhằm hạn chế tái nhiễm bệnh.
- Không nên hút thuốc lá, và tránh xa khói thuốc lá để phòng tránh viêm phổi, tổn thương phổi do hậu Covid 19.
- Đối với những người không có chống chỉ định khi tiêm phòng, nên tiêm vaccine Covid 19 ngay khi có thể.
- Khi nghi ngờ tái nhiễm Covid 19, người bệnh cần báo cơ sở y tế địa phương để được hướng dẫn xét nghiệm, theo dõi và điều trị phù hợp với mức độ bệnh. Điều này sẽ giảm đáng kể các di chứng hậu Covid 19 như viêm phổi.
Hoàng Yến
Nguồn: Tổng hợp