Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nộm sứa là món ăn quen thuộc của người dân vùng biển và được hầu hết mọi người ưa thích. Hương vị thơm ngon, thanh mát, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sơ chế sứa để làm nộm ngon và an toàn. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Sứa biển mang nhiều chất dinh dưỡng và thường được chế biến thành những món như: Nộm sứa, sứa xào sả ớt, bún sứa,... Tuy nhiên, nếu bạn chế biến sứa không đúng cách sẽ gây ngộ độc thực phẩm. Vậy cách sơ chế sứa để làm nộm ngon và an toàn như thế nào? Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn nhé.
Sứa là loại động vật thân mềm, thuộc lớp nhuyễn thể, hình dù, sống trong môi trường nước mặn, khoảng hơn 95% cơ thể của nó là nước. Bao quanh sứa có các xúc tu, trong các xúc tu này có chứa nọc độc giúp sứa tự vệ và bắt mồi, độc tố này có thể gây ngứa thậm chí là bỏng da khi chúng ta tiếp xúc.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g sứa có chứa:
Ngoài ra, trong sứa còn chứa nhiều vitamin và nguyên tố vi lượng khác như: Selenium, choline, phốt pho, magiê,...
Đối với những ai còn xa lạ với món sứa, hầu hết họ thường thắc mắc ăn sứa có tốt không. Thực tế, nếu chúng ta chế biến đúng cách thì sứa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể như:
Nộm sứa là món ăn vô cùng hấp dẫn bởi những miếng sứa giòn giòn, thấm vị chua chua ngọt ngọt thêm chút vị cay tạo nên hương vị thơm ngon, thanh mát. Để tạo nên món nộm sứa ngon, chúng ta cần phải sơ chế sứa đúng cách và an toàn. Tùy thuộc từng loại sứa, chúng ta có cách sơ chế khác nhau:
Sau khi mua sứa về, bạn cần loại bỏ độc tố có trong các xúc tu của chúng bằng cách rửa sạch, sau đó mổ sứa, cắt nhỏ sứa vừa phải, rửa thêm lần nữa để sứa hết nhớt. Tiếp đó, bạn ngâm sứa vào dung dịch muối có pha với phèn chua từ 15 - 30 phút, nhằm mục đích giúp cho thân sứa giữ được nước, không bị teo tóp. Trong quá trình ngâm sứa, bạn nên thay dung dịch muối và phèn chua từ 2 - 3 lần.
Bạn lấy sứa ra ngâm vào nước lạnh để loại bỏ bớt muối có trong sứa sau khi sứa chuyển sang màu đỏ hoặc vàng nhạt. Tiếp đó, bạn cắt thịt sứa thành từng lát vừa ăn, rửa bằng nước đun sôi để nguội là đã hoàn thành phần sơ chế sứa.
Đối với sứa khô, độc tố có trong sứa gần như đã được loại bỏ. Khi mua sứa khô về, chúng ta xả sứa qua nước sạch nhiều lần. Sau đó, ngâm sứa với dung dịch chanh, muối và giấm trong vòng 20 phút để loại bỏ các hóa chất cũng như độ mặn của muối trong quá trình bảo quản sứa.
Sứa là một nguyên liệu có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon và đem lại cảm giác mới lạ khi thưởng thức, đặc biệt là nộm sứa. Dưới đây là một số cách làm nộm sứa thơm ngon và không tốn quá nhiều công sức:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cách chế biến nộm sứa xoài xanh:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cách chế biến nộm sứa tai heo:
Đối với sứa tươi mới bắt về, nếu bạn không biết rõ cách sơ chế thì không nên mua loại sứa này. Bởi nếu không loại bỏ sạch độc tố có trong các xúc tu của sứa kỹ, khi ăn phải bạn sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm.
Bạn cần chọn sứa tươi có màu trắng, phớt hồng, phủ một lớp phấn như muối, phần thịt sứa rắn chắc. Đối với sứa đã được qua chế biến một lần, bạn cần chú ý đến hạn sử dụng, ngày sản xuất có trên bao bì đóng gói sứa.
Không nên cho trẻ em dưới 8 tuổi ăn bất kỳ loại sứa nào. Những trường hợp bị dị ứng hải sản cũng không nên ăn sứa.
Trên đây là những cách sơ chế sứa để làm nộm ngon và an toàn. Hy vọng thông tin từ bài viết trên sẽ hữu ích đến bạn, giúp bạn có thể sáng tạo hơn trong việc xây dựng thực đơn hàng ngày thêm phong phú và không kém phần bổ dưỡng.
Kim Sa
Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.