Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Chế độ ăn BRAT và những điều bạn cần biết

Ngày 23/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chế độ ăn BRAT là chế độ ăn uống hạn chế protein, chất béo và chất xơ nhằm giúp hệ tiêu hóa giảm bớt áp lực, từ đó hạn chế triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa,… Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về chế độ ăn này.

Chế độ ăn BRAT được nhiều nghiên cứu chứng minh có thể giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị tiêu chảy, cúm dạ dày và nhiều bệnh lý khác về dạ dày. Để hiểu thêm về chế độ ăn BRAT, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo những chia sẻ dưới đây.

Chế độ ăn BRAT là gì?

Chế độ ăn BRAT tuân thủ nguyên tắc ít chất đạm, chất xơ và chất béo để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói. Theo các chuyên gia, chế độ ăn BRAT thực sự có hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy, cúm dạ dày và một số vấn đề khác ở dạ dày. Thuật ngữ “BRAT” là viết tắt của chữ cái đầu của các thực phẩm có mặt trong chế độ ăn này, bao gồm chuối (banana), cơm (rice), táo (apple) và bánh mì nướng (toast).

Những thực phẩm này có hiệu quả làm giảm đáng kể triệu chứng bệnh dạ dày như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy,… đồng thời tăng cường phục hồi nhanh chóng những bệnh này.

Chế độ ăn BRAT và những điều bạn cần biết 1
Chế độ ăn BRAT bao gồm những thực phẩm nhất định như chuối, bánh mì nướng, táo

Cụ thể, các thực phẩm có mặt trong chế độ ăn BRAT có chứa nhiều tinh bột và rất ít chất xơ (cơm, bánh mì nướng) có tác dụng giúp phân lỏng tăng tính kết dính, giảm tình trạng tiêu chảy. Đặc biệt, chuối trong chế độ ăn BRAT có tác dụng bổ sung pectin – một loại tinh bột có nhiều lợi ích với hệ tiêu hóa.

Thực phẩm trong chế độ ăn BRAT có rất ít chất béo và chất đạm, hạn chế được khả năng gây kích ứng dạ dày để, tăng áp lực và căng thẳng lên hệ tiêu hóa. Do hương vị các món ăn chế biến theo chế độ ăn BRAT có vị khá nhạt và hầu như không có mùi mạnh nên không gây buồn nôn.

Tuân thủ chế độ ăn BRAT trong thời gian ngắn sẽ không làm hại đến cơ thể, tuy nhiên, việc áp dụng chế độ ăn này lâu dài là không nên vì có thể dẫn đến thiếu chất, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, giảm năng lượng,…

Khi tình trạng tiêu chảy hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa đã thuyên giảm, tốt nhất bạn nên trở lại chế độ ăn uống thông thường để bổ sung dinh dưỡng, năng lượng đầy đủ cho cơ thể, tránh gây ra các bệnh lý khác liên quan đến thiếu chất.

Các chuyên gia cũng đã khẳng định chế độ ăn BRAT phát huy hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng lại không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ví dụ như chất béo, chất xơ, vitamin A, vitamin B12, chất khoáng,… Do đó, chế độ ăn BRAT không khuyến khích áp dụng cho trẻ em, kể cả khi trẻ bị tiêu chảy.

Bên cạnh đó, ăn kiêng theo chế độ ăn BRAT cũng có thể khiến bạn đối diện với nguy cơ suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thiếu năng lượng trong các hoạt động sống hàng ngày.

Chế độ ăn BRAT và những điều bạn cần biết 2
Chế độ ăn BRAT được khuyến khích cho người bị tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác

Khi nào nên áp dụng chế độ ăn BRAT?

Theo các bác sĩ, người đang bị nôn cấp tính hoặc tiêu chảy nghiêm trọng không nên áp dụng chế độ ăn BRAT. Thay vào đó, chế độ ăn này chỉ nên ứng dụng khi triệu chứng bệnh đã được cải thiện, dần ổn định và không gây nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh.

Vậy ai nên ăn theo chế độ ăn BRAT? Người bị tiêu chảy hoặc các vấn đề về dạ dày đều có thể áp dụng chế độ ăn BRAT để cải thiện. Tuy nhiên, đối tượng trẻ em không nên ăn theo cách này, người lớn cũng không nên lạm dụng chế độ ăn BRAT trong thời gian dài, tránh gây suy dinh dưỡng, thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Khi bắt đầu ăn theo chế độ ăn BRAT, bạn nên ăn từ từ từng miếng nhỏ trước và tăng dần số lượng để dạ dày kịp thời thích ứng, giảm áp lực đối với hệ tiêu hóa.

Khi tình trạng bệnh đã thuyên giảm đáng kể, người bệnh nên quay lại với chế độ ăn uống bình thường, cung cấp đủ chất cho cơ thể để hỗ trợ phục hồi sau tổn thương hiệu quả hơn. Không nên quá lạm dụng chế độ ăn BRAT vì có thể khiến việc chữa bệnh gặp nhiều khó khăn, thậm chí tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác.

Theo đó, chuyên gia chỉ khuyến khích bạn áp dụng chế độ ăn BRAT trong 1 – 2 ngày. Với các trường hợp bệnh nhân bị sốt, phân có lẫn máu, cơ thể mất nước,… cần đến gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám, tuyệt đối không tự điều trị tại nhà bằng bất cứ cách nào, kể cả chế độ ăn BRAT.

Chế độ ăn BRAT và những điều bạn cần biết 3
Chỉ nên áp dụng chế độ ăn BRAT trong 1 - 2 ngày, không nên lạm dụng gây thiếu chất

Ngoài ra, khi bị tiêu chảy, cơ thể dễ mất nước và sức khỏe suy giảm nhanh chóng, cần lưu ý những điều sau:

  • Uống thêm nước điện giải, tăng cường chất lỏng: Nếu bạn bị tiêu chảy, nôn mửa nhiều, việc cần làm để tránh cơ thể bị mất nước là bổ sung thêm nước điện giải và tăng cường chất lỏng trong chế độ ăn uống với các món cháo, súp, canh hầm, nước mật ong, nước ép trái cây,.. khi đã kết thúc chế độ ăn BRAT.
  • Tránh một số thực phẩm: Trong quá trình áp dụng chế độ ăn BRAT, bạn cần tránh tuyệt đối những thực phẩm như đường, sữa, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, trái cây sấy khô, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ,…

Hướng dẫn cách thực hiện chế độ ăn BRAT

Bạn bị tiêu chảy và muốn áp dụng chế độ ăn BRAT? Bạn chưa biết bắt đầu chế độ ăn này như thế nào? Vậy bạn hãy áp dụng theo hướng dẫn dưới đây để giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.

6 giờ đầu tiên: Bạn cần tránh tất cả các loại thực phẩm và chất lỏng khi có triệu chứng bệnh trong một vài giờ đầu, sau đó có thể bổ sung một ít nước, nước điện giải hoặc ngậm 1 viên kẹo cứng (không nên nhai).

24 giờ đầu tiên: Cung cấp chất lỏng cho cơ thể bằng nhiều cách như tăng cường uống nước lọc, nước táo ép, nước luộc rau, canh,… Mỗi lần uống bạn nên duy trì uống 1 – 2 ngụm trong khoảng 10 phút. Nếu triệu chứng bệnh quay lại, bạn cần ngừng tiêu thụ chất lỏng trong vài giờ trước khi tiếp tục bổ sung chất lỏng.

Ngày thứ 2: Bạn bắt đầu ăn uống theo chế độ ăn BRAT với các thực phẩm gồm chuối, táo, súp, bánh mì nướng, bánh quy giòn. Chế độ ăn này không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nên bạn cần cân nhắc kỹ, không áp dụng lâu dài.

Ngày thứ 3: Bắt đầu ăn uống với thực đơn đa dạng thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổ sung chất cho cơ thể, ví dụ như trái cây, rau luộc, thịt nạc nấu mềm,…

Chế độ ăn BRAT và những điều bạn cần biết 4
24 giờ đầu tiên trong chế độ ăn BRAT, bạn cần bổ sung chất lỏng như nước ép táo, nước luộc rau, canh

Nhìn chung, chế độ ăn BRAT đem lại rất nhiều lợi ích cho người bị tiêu chảy hoặc bệnh dạ dày. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng và tuyệt đối không lạm dụng chế độ ăn BRAT để giảm cân, giảm mỡ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin