Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các bậc phụ huynh thường rất quan tâm về sự phát triển của trẻ. Chỉ số BMI trẻ em là công cụ nhanh gọn, dễ dàng thực hiện và có thể đánh giá được sự phát triển của trẻ tại nhà. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chỉ số BMI của trẻ qua bài viết dưới đây.
Chỉ số BMI hay còn được gọi là chỉ số khối cơ thể là chỉ số vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ hay chú ý đến BMI của người trưởng thành mà ít khi để ý đến BMI của trẻ em hay thanh thiếu niên. Vậy, chỉ số BMI trẻ em có khác biệt gì so với người lớn? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Chỉ số khối cơ thể (Body mass index – BMI) là giá trị được tính từ cân nặng và chiều cao của cơ thể. BMI được tính bằng cách lấy khối lượng cơ thể (kg) chia cho bình phương chiều cao cơ thể (mét) và được biểu thị bằng đơn vị kg/m2.
Tính BMI là một phương pháp đơn giản và dễ thực hiện khi khám lâm sàng hoặc điều tra cộng đồng để biểu thị phân loại về cân nặng, ví dụ thiếu cân, cân nặng bình thường, thừa cân và béo phì. Các nghiên cứu cho thấy khi chỉ số BMI tăng thì nguy cơ mắc một số bệnh cũng tăng theo. Một số bệnh liên quan đến thừa cân, béo phì bao gồm: Bệnh tim mạch, tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường… Tuy nhiên, BMI cũng chỉ được xem như một phương tiện biểu thị mức độ thừa cân của cơ thể, không phải phương tiện chẩn đoán.
Khi hai cá thể có cùng chỉ số BMI, tỷ lệ chất béo trong cơ thể giữa họ vẫn có thể khác biệt:
BMI có 2 phân loại riêng biệt:
Bắt đầu từ khi trẻ được 2 tuổi, bác sĩ sẽ xác định chỉ số BMI ở tất cả các lần khám sức khỏe định kỳ. Vì chỉ số BMI thay đổi theo các độ tuổi nên bác sĩ sẽ vẽ các số đo BMI của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng. Qua nhiều lần thăm khám, bác sĩ có thể theo dõi mô hình và xu hướng tăng trưởng của trẻ.
Mặc dù không phải là thước đo hoàn hảo về lượng mỡ trong cơ thể nhưng BMI giúp xác định trẻ tăng cân quá chậm, quá nhanh hay có giảm cân không.
Theo CDC, sau khi tính BMI xong cho trẻ em và thanh thiếu niên, BMI được thể hiện dưới dạng bách phân vị (percentile). Vì chiều cao và cân nặng thay đổi trong suốt quá trình tăng trưởng và phát triển, cũng như mối quan hệ với tỷ lệ mỡ trong cơ thể, BMI của một đứa trẻ cần phải được phân tích trong mối liên quan với những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi và giới tính.
Phần trăm BMI cho thấy số đo của trẻ so với những đứa trẻ khác cùng giới tính và độ tuổi như thế nào. Ví dụ: Nếu một đứa trẻ có chỉ số BMI ở bách phân vị thứ 60 thì 60% trẻ em cùng giới tính và độ tuổi được đo có chỉ số BMI thấp hơn.
BMI không phải là thước đo trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể có chỉ số BMI cao nếu có thân hình to lớn hoặc cơ bắp chứ không phải mỡ thừa. Trong khi đó một đứa trẻ có thân hình nhỏ nhắn có thể có chỉ số BMI bình thường nhưng vẫn có thể có nhiều mỡ thừa trong cơ thể.
BMI thường kém chính xác hơn ở tuổi dậy thì. Khi đó, trẻ em thường tăng cân nhanh chóng và chỉ số BMI tăng lên ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể giúp bạn biết được việc tăng cân này có phải là một phần bình thường của sự phát triển hay là điều đáng lo ngại.
Chỉ số BMI của trẻ em và thanh thiếu niên từ 2 – 20 tuổi được chia thành các mức độ:
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là phải xem xét sự thay đổi của BMI như một xu hướng thay vì chỉ tập trung vào các con số. Mặc dù BMI là một chỉ số quan trọng, dễ tính để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển cho trẻ nhưng không phải là thước đo hoàn hảo về tình trạng cơ thể và lượng mỡ của trẻ. Nếu có sự bất thường trong sự thay đổi của BMI thì bạn nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Hiện tại, có rất nhiều trang web có thể tính nhanh cho bạn chỉ số BMI của trẻ. Thao tác để nhập số liệu của trẻ cũng vô cùng đơn giản:
Tuy sử dụng cùng một công thức với BMI của người trưởng thành, BMI ở trẻ em và thanh thiếu niên có sự khác biệt. Giá trị BMI ở trẻ em và thanh thiếu niên cần được xét riêng theo nhóm tuổi và giới tính vì lượng chất béo trong cơ thể thay đổi theo tuổi, và khác nhau giữa nam và nữ.
Chỉ số BMI của trẻ được so sánh dựa trên biểu đồ tăng trưởng sau:
Tình trạng cân nặng | Khoảng bách phân vị (Percentile Range) |
Thiếu cân | Nhỏ hơn bách phân vị thứ 5 |
Cân nặng bình thường | Nằm trong khoảng bách phân vị thứ 5 đến 85 |
Thừa cân | Nằm trong khoảng bách phân vị thứ 85 đến 95 |
Nằm trong vùng lớn hơn bách phân vị thứ 95 |
Phân loại chỉ số BMI của người lớn (> 20 tuổi):
Phân loại | WHO (kg/m2) | ||
Thiếu cân | Nặng | <16.0 | |
Trung bình | 16.0 – 16.9 | ||
Nhẹ | 17.0 – 18.4 | ||
Phạm vi bình thường | 18.5 – 24.9 | ||
Thừa cân (tiền béo phì) | 25.0 – 29.9 | ||
Béo phì | Độ 1 | 30.0 – 34.9 | |
Độ 2 | 35.0 – 39.9 | ||
Độ 3 | ≥ 40,0 |
Bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã mang lại rất nhiều thông tin cho các bạn đọc về chỉ số BMI trẻ em và sư khác biệt giữa chỉ số BMI của trẻ em so với người lớn. Từ đó, giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về chỉ số khối cơ thể ở trẻ em và có thể tự theo dõi sự phát triển của trẻ tại nhà.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.