Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chữa sỏi mật bằng nước dừa có thực sự hiệu quả không?

Ngày 13/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chữa sỏi mật bằng nước dừa là liệu pháp dân gian lưu truyền rộng rãi. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về cách chữa sỏi mật bằng nước dừa qua bài viết này nhé!

Sỏi mật là tình trạng các tinh thể rắn hình thành trong túi mật. Bên cạnh phương pháp Tây y, nhiều người vẫn quan tâm đến các mẹo dân gian để trị bệnh này, đặc biệt là hiệu quả của việc chữa sỏi mật bằng nước dừa. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về cách chữa sỏi mật bằng nước dừa qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về bệnh sỏi mật

Sỏi mật là sự xuất hiện của các tinh thể rắn trong túi mật gây tắc nghẽn con đường vận chuyển dịch mật. Sự hình thành các sỏi thường do sự mất cân bằng các thành phần trong dịch mật. Sỏi túi mật nếu không được phát hiện kịp thời có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như: Viêm túi mật, thủng túi mật hay ung thư túi mật,…

Sỏi túi mật giai đoạn đầu thường khó phát hiện bởi người bệnh không thấy bất thường trong cơ thể. Khi sỏi lớn hơn và các triệu chứng quặn bụng kéo dài hay vàng da, mệt mỏi, người bệnh mới tìm đến sự thăm khám của bác sĩ.

Chữa sỏi mật bằng nước dừa có thực sự hiệu quả không? 1
Sỏi mật gây tắc nghẽn vận chuyển dịch mật

Sỏi mật thường được phân thành 3 loại chính:

  • Sỏi cholesterol: Loại sỏi này có thành phần chính là cholesterol, được hình thành do sự tồn đọng quá nhiều cholesterol trong dịch mật, vượt quá khả năng hòa tan các chất béo của dịch mật. Sỏi cholesterol hình thành đơn độc và thường có đốm sẫm nhỏ ở trung tâm.
  • Sỏi bilirubin (sỏi sắc tố mật): Thành phần của sỏi bilirubin bao gồm bilirubin và muối canxi, ít cholesterol hơn và xuất hiện với số lượng lớn. Sỏi sắc tố mật xuất hiện khi bệnh nhân có các tình trạng nhiễm trùng, rối loạn mỡ máu (còn gọi là rối loạn lipid máu) hay xơ gan dẫn đến sự sản xuất quá mức bilirubin trong dịch mật.
  • Sỏi hỗn hợp (sỏi có sắc tố màu nâu): Sỏi hỗn hợp thường chứa cả cholesterol, các muối canxi và cả bilirubin. Loại sỏi này hình thành thứ phát sau nhiễm khuẩn đường mật.

Chữa sỏi mật bằng nước dừa có thực sự hiệu quả không?

Nước dừa từ lâu đã được biết đến với tác dụng lợi tiểu tự nhiên, cải thiện tình trạng tiểu buốt tiểu khó cho những ai đang mắc phải vấn đề này. Bên cạnh đó, nước dừa còn có khả năng kích thích cơ thể bài tiết các chất cặn bã, độc tố ra bên ngoài cơ thể.

Ở những bệnh nhân sỏi mật, ngoài việc thay đổi chế độ ăn và lối sống khoa học, các bác sĩ luôn nhấn mạnh người bệnh cần bổ sung nhiều nước. Điều này không những giúp thanh lọc cơ thể mà còn hỗ trợ người bệnh sớm đào thải các chất cặn tích tụ trong gan - thận, làm giảm tình trạng hình thành những viên sỏi mới trong mật.

Nhiều người nhận thấy khi sử dụng nước dừa thường xuyên bên cạnh việc uống nhiều nước, triệu chứng của sỏi mật thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên, nước dừa chỉ có chức năng hỗ trợ điều trị sỏi mật và tăng cường khả năng tiêu hóa của người bệnh nhờ vào thành phần giàu vitamin, khoáng chất và các chất xơ.

Việc điều trị sỏi mật còn phụ thuộc nhiều vào khả năng bào mòn sỏi và ngăn sự hình thành sỏi tái phát. Uống nước dừa chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng mà không đáp ứng được 2 mục đích trên. Ngoài ra, chữa sỏi mật bằng nước dừa thường chỉ hiệu quả ở các loại sỏi kích thước nhỏ hoặc mới hình thành. Các trường hợp nặng hơn cần đến can thiệp ngoại khoa.

Chữa sỏi mật bằng nước dừa có thực sự hiệu quả không? 2
Chữa sỏi mật bằng nước dừa chỉ hiệu quả với sỏi nhỏ mới hình thành

Cách chữa sỏi mật bằng nước dừa

Chữa sỏi mật bằng nước dừa nhìn chung vẫn hiệu quả ở giai đoạn đầu nhờ vào khả năng lợi tiểu và tăng cường đào thải chất độc của nước dừa. Để việc điều trị hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo các cách tận dụng nước dừa sau để chữa sỏi mật.

Sử dụng nước dừa tươi

Nhằm giữ nguyên hương vị và các giá trị dinh dưỡng có sẵn trong nước dừa, bạn có thể sử dụng nước dừa tươi ngay khi vừa được chặt lấy nước. Tránh để nước dừa quá lâu ngoài không khí hay để tủ lạnh qua đêm làm hao hụt các thành phần dinh dưỡng có trong nước dừa. Để tăng thêm độ ngon, bạn có thể kết hợp nước dừa với các loại trái cây khác khi dùng.

Kết hợp nước dừa và rau om

Rau om hay ngò gai rau ôm với tính thanh nhiệt, tiêu độc là một lựa chọn hoàn hảo để tăng hiệu quả của nước dừa. Thực tế, người ta thường chữa sỏi mật bằng nước dừa kết hợp với rau om xay lên rồi chắt lấy phần nước dùng. Bạn có thể sử dụng thức uống này 3 lần/ngày và trước ăn từ 30 - 60 phút.

Lưu ý chữa sỏi mật bằng nước dừa

Nước dừa rất tốt cho cơ thể nhờ vào khả năng lợi tiểu của nó. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau trước khi chữa sỏi mật bằng nước dừa nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe:

  • Người bị sỏi mật chỉ nên sử dụng 1 quả dừa/ngày. Việc tiêu thụ nhiều lượng nước dừa sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật bởi nước dừa vẫn có hàm lượng đường tự nhiên.
  • Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên dùng nước dừa để chữa sỏi mật bởi có thể tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Không nên dùng nước dừa khi vừa đi nắng về bởi nó có thể làm tụt huyết áp quá mức.
  • Các bệnh lý mãn tính như huyết áp thấp, trĩ, bệnh đái tháo đường, thấp khớp cần hạn chế uống nước dừa.
  • Người bị sỏi mật lưu ý không cho thêm đường vào nước dừa để tránh dung nạp quá nhiều đường.
Chữa sỏi mật bằng nước dừa có thực sự hiệu quả không? 3
Phụ nữ mang thai lưu ý không chữa sỏi mật bằng nước dừa

Tóm lại, việc chữa sỏi mật bằng nước dừa vẫn có thể hiệu quả ở giai đoạn sỏi còn nhỏ. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ nhằm thuyên giảm triệu chứng chứ không có tác dụng thay thế các liệu pháp Tây y. Các trường hợp sỏi lớn hơn hoặc nhiều sỏi vẫn cần đến sự can thiệp của ngoại khoa.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp bạn giải đáp thắc mắc chữa sỏi mật có thực sự hiệu quả không. Theo dõi thêm các bài viết mới của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm kiến thức bổ ích cho sức khỏe của cả bạn và gia đình mình nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm