Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Chụp MRI tầm soát đột quỵ là gì? Ý nghĩa của chụp MRI trong ngăn ngừa đột quỵ

Ngày 30/10/2023
Kích thước chữ

Việc chụp MRI tầm soát đột quỵ có vai trò vô cùng quan trọng, giúp phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc chụp MRI tầm soát đột quỵ là gì và những lợi ích của việc sử dụng phương pháp này việc ngăn ngừa đột quỵ.

Đột quỵ là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất liên quan đến hệ thần kinh trung ương, có thể gây ra hậu quả nặng nề cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, chụp MRI tầm soát đột quỵ đã trở thành một phương pháp quan trọng để xác định nguy cơ đột quỵ sớm. Trong bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn những kiến thức về chụp MRI tầm soát đột quỵ.

Bệnh đột quỵ là bệnh gì?

Bệnh đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não, là một tình trạng gây hại nghiêm trọng cho não bởi việc cung cấp máu lên não bị gián đoạn hoặc giảm so với mức độ bình thường. Khi máu không thể cung cấp đủ lượng oxy cần thiết để nuôi dưỡng các tế bào não, các tổn thương bắt đầu xuất hiện. Nếu tình trạng này kéo dài trong vài phút, sự thiếu máu có thể gây chết các tế bào não.

Do đó đối với những người mắc bệnh đột quỵ, nếu không được cấp cứu kịp thời và số lượng tế bào não bị tổn thương càng nhiều thì hậu quả càng nghiêm trọng cho khả năng và vận động của cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và can thiệp sớm.

Ngày nay, bệnh đột quỵ được phân loại thành hai dạng chính là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết. Cụ thể như sau:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ (nhồi máu não): Đây là dạng đột quỵ phổ biến nhất, chiếm khoảng 85% tổng số ca đột quỵ. Nguyên nhân chính là tạo ra các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch gây cản trở luồng máu lên não.
  • Đột quỵ do xuất huyết não (chảy máu não): Nguyên nhân chính là yếu động mạch hoặc sự xuất hiện của nứt hoặc rò rỉ trong thành động mạch dẫn đến vỡ mạch máu đến não gây xuất huyết trong não.

Bên cạnh hai dạng chính này thì còn có cơn đột quỵ nhẹ, tức là máu cung cấp cho não bị giảm tạm thời. Dấu hiệu của nó thường chỉ kéo dài trong vài phút và có thể xuất hiện đột ngột. Do đó, việc quan tâm và biện pháp phòng ngừa đột quỵ như chụp MRI tầm soát đột quỵ rất quan trọng cho tất cả mọi người và đặc biệt là khi có người thân trong gia đình mắc bệnh này.

Chụp MRI tầm soát đột quỵ là gì? Ý nghĩa của chụp MRI trong ngăn ngừa đột quỵ 1
Bệnh đột quỵ có thể khiến người bệnh tử vong nếu không cấp cứu kịp thời

Chụp MRI tầm soát đột quỵ là gì?

Chụp cộng hưởng từ MRI được xem như một công cụ chẩn đoán hình ảnh tiên tiến và hiệu quả tại thời điểm hiện tại. Không chỉ mang lại hình ảnh chi tiết mà còn giúp bác sĩ có khả năng xác định tình trạng của bệnh nhân một cách chính xác.

Kỹ thuật chụp MRI tầm soát đột quỵ sử dụng sóng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh đa chiều và đa mặt phẳng. Dưới tác động của từ trường và sóng radio, các nguyên tử hydro trong cơ thể người tương tác và phóng thích năng lượng từ sóng RF. Quá trình này sau đó được máy thu tiếp nhận, xử lý và biến đổi thành hình ảnh.

Hình ảnh thu được từ MRI có độ tương phản cao, chi tiết, rõ ràng và có khả năng tái tạo hình ảnh 3D, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tốt hơn. Trong nhiều trường hợp, MRI cung cấp thông tin chính xác và hiệu quả hơn so với các phương pháp chẩn đoán khác như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính hay siêu âm. Điều đáng chú ý, chụp MRI tầm soát đột quỵ không sử dụng tia X nên an toàn cho bệnh nhân. Đây là một phương pháp được các chuyên gia y tế đánh giá cao khi tiến hành chẩn đoán và chỉ định chụp hình.

Hơn nữa, chụp MRI tầm soát đột quỵ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, bao gồm:

  • Không ảnh hưởng đến sinh học: MRI không có tác động gây hại cho cơ thể của bệnh nhân.
  • Hình ảnh rõ nét, thuận tiện cho việc chẩn đoán: MRI tạo ra hình ảnh chất lượng và chi tiết.
  • Chất tương phản hữu ích mà ít gây tác dụng phụ: Sự cải thiện về chất tương phản giúp bác sĩ nhìn rõ hơn các vùng bệnh lý.
  • Độ phân giải cao và hiển thị hình ảnh tốt: Chụp MRI tầm soát đột quỵ cung cấp hình ảnh sắc nét và chi tiết.
  • Thời gian chụp nhanh và giảm tiếng ồn: Thời gian chụp MRI ngắn gọn và tiếng ồn được giảm thiểu, tạo sự thoải mái cho bệnh nhân.
Chụp MRI tầm soát đột quỵ là gì? Ý nghĩa của chụp MRI trong ngăn ngừa đột quỵ 2
Chụp MRI là phương pháp hiện đại mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân

Ý nghĩa của phương pháp chụp MRI trong phòng tránh đột quỵ

MRI là phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất khi bệnh nhân đã được xác định có nguy cơ bị đột quỵ. Chụp MRI tầm soát đột quỵ đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau như sự xuất hiện của u não, tình trạng của dây thần kinh sọ não, đột quỵ, tai biến, động kinh và các dị dạng mạch máu. Đặc biệt, hình ảnh thu được từ MRI có độ chi tiết và sắc nét, giúp các bác sĩ đưa ra đánh giá chính xác, nhanh chóng, tạo nên vai trò vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán và ngăn ngừa đột quỵ.

Một điểm đặc biệt quan trọng của chụp MRI tầm soát đột quỵ là khả năng phát hiện đột quỵ cấp tính. Bằng cách theo dõi sự chuyển động của proton và hiệu ứng khuếch tán của phân tử nước trong cơ thể, MRI cho phép xác định sự biến đổi máu não cục bộ chỉ trong vài phút sau khi người bệnh có những dấu hiệu đột quỵ ban đầu.

Hiệu ứng khuếch tán này xảy ra tại cấp độ phân tử, cho phép chúng ta đánh giá tình trạng sinh học của mô một cách sớm, đặc biệt là mô thần kinh. Bằng cách theo dõi sự giảm dần của sự chuyển động proton, MRI có thể phát hiện sự thay đổi này, biểu hiện dưới hình ảnh cân bằng trọng số sự khuếch tán (Diffusion-Weighted Imaging) và bản đồ ADC.

Thậm chí chỉ sau vài giờ kể từ lúc bắt đầu một cơn đột quỵ, hình ảnh MRI có thể phát hiện mất tín hiệu trong các động mạch, một biểu hiện xuất hiện ở khoảng 30-40% bệnh nhân. Chụp MRI tầm soát đột quỵ được đánh giá là có khả năng phát hiện sớm hơn ổ thiếu máu não và nhạy hơn so với việc sử dụng chụp MRI tĩnh mạch chủ (CTLA), cũng như trong việc phát hiện chảy máu không tích tụ trong vùng nhồi máu.

Cụ thể, cộng hưởng từ còn cho phép phát hiện sớm hơn và nhạy hơn so với chụp MRI tĩnh mạch chủ tình trạng phù não trên ảnh T2W. Đối với nhồi máu cấp tính, hình ảnh thường cho thấy sự giảm tín hiệu trên ảnh T1W, tăng tín hiệu trên ảnh T2W ở vùng dưới vỏ não và mất sự phân biệt giữa tủy và vỏ não.

Trong giai đoạn bán cấp, hình ảnh thể hiện sự giảm tín hiệu trên ảnh T1W (tối) và tăng tín hiệu trên ảnh T2W (sáng). Trong giai đoạn mãn tính, ổ nhồi máu não có tín hiệu giống dịch như trong giai đoạn bán cấp, nhưng cường độ tín hiệu giảm đáng kể trên ảnh TIW và tăng mạnh hơn trên ảnh T2W.

Chuỗi xung FLAIR (hồi phục đảo chiều) cho phép phát hiện sớm ổ thiếu máu và phân biệt tổn thương mới so với di chứng của nhồi máu. Nếu áp dụng chuỗi xung tối ưu để theo dõi sự phân phối máu và dòng máu (perfusion-diffusion) trong những giờ đầu, MRI có thể phát hiện tổn thương và giúp áp dụng biện pháp điều trị tiêu sợi huyết một cách hiệu quả.

Có một số ý kiến từ kinh nghiệm thực tế cho thấy chụp MRI tầm soát đột quỵ có khả năng chẩn đoán trong điều trị tiêu sợi huyết hoặc tiêu huyết khối (trong khoảng từ 2 đến 6 giờ) bằng việc sử dụng chuỗi xung DWI và MRA (chụp mạch máu não TOF 3D).

Chụp MRI tầm soát đột quỵ là gì? Ý nghĩa của chụp MRI trong ngăn ngừa đột quỵ 3
Chụp MRI tầm soát đột quỵ có vai trò quan trọng trong phòng ngừa đột quỵ

Những ai không thể thực hiện chụp MRI tầm soát đột quỵ?

MRI có nhiều lợi ích với người bệnh nhưng trong một số trường hợp không thể thực hiện kỹ thuật này, đó là:

  • Bệnh nhân có các cơ cấu cấy ghép bằng kim loại trong cơ thể như van tim nhân tạo, khớp giả, dùng máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Mặc dù hiện có các phiên bản máy MRI hiện đại cho phép chụp ảnh trong trường hợp này nhưng vẫn có những hạn chế.
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với chất tương phản gadolinium, một chất thường sử dụng để làm nổi bật các chi tiết trong hình ảnh MRI.
  • Bệnh nhân mắc chứng sợ hãi không gian hẹp, gọi là chứng claustrophobia. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được giải thích rõ mục đích của chụp MRI để tạo điều kiện tốt hơn cho họ hoặc có thể xem xét sử dụng an thần nhẹ. Một số máy MRI được thiết kế với hệ thống mở rộng nhằm giảm sự cảm giác bị hạn chế không gian nhưng chất lượng hình ảnh trên những máy này thường kém hơn so với máy cộng hưởng từ truyền thống.
Chụp MRI tầm soát đột quỵ là gì? Ý nghĩa của chụp MRI trong ngăn ngừa đột quỵ 4
Nhiều đối tượng không nên chụp MRI tầm soát đột quỵ

Tóm lại, các kỹ thuật chụp MRI tầm soát đột quỵ hiện đại ngày nay ngày càng mở rộng khả năng chẩn đoán đột quỵ cấp. Đây không chỉ là một công cụ quan trọng để hướng dẫn điều trị trong giai đoạn cấp tính mà còn hỗ trợ việc quản lý tổn thương não lâu dài cho bệnh nhân và ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi, hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu sẽ hữu ích với bạn đọc.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin