Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Có nên sử dụng nước ép cà rốt cho người tiểu đường không?

Ngày 31/05/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cà rốt là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, bổ sung cà rốt trong khẩu phần ăn có thể giúp cải thiện một số tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Vậy có nên sử dụng nước ép cà rốt cho người bệnh tiểu đường không?

Một trong các yếu tố quan trọng để điều trị đái tháo đường là chế độ ăn uống phải lành mạnh và phù hợp. Vậy nước ép cà rốt có được sử dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường không? Tìm hiểu những tác động của nước ép cà rốt đối với lượng đường trong máu bệnh nhân qua bài viết này để cùng nhau đi tìm lời giải cho câu hỏi có thể dùng nước ép cà rốt cho người tiểu đường không?

Những lợi ích của cà rốt đối với sức khỏe con người

Cà rốt được xem là một nguồn cung cấp carotene, chất chống oxy hóa mạnh và giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống các tác nhân có hại từ môi trường. Ngoài ra, chúng cũng được đánh giá cao vì hàm lượng vitamin A cao - 2000 mcg trên 100g, giúp tăng cường thị lực, duy trì sự ổn định của xương, răng và cân bằng quá trình trao đổi chất.

Nên hay không nên, sử dụng nước ép cà rốt cho người tiểu đường? 1
Cà rốt vốn nổi tiếng bởi các lợi ích về sức khoẻ của chúng

Bên cạnh đó, bổ sung cà rốt ở một mức độ nào đó sẽ giúp cơ thể có thêm vitamin B (thiamin, riboflavin, niacin, choline,...), vitamin C, E, H, K, PP. Hơn thế, cà rốt còn là thực phẩm giúp ngăn ngừa sự phát triển của cao huyết áp, thiếu máu cục bộ ở tim hay suy tim. Bởi chúng làm giảm lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể, góp phần lưu thông máu, tăng sự đàn hồi của các thành mạch máu.

Có nên sử dụng nước ép cà rốt cho người tiểu đường không?

Sở hữu những lợi ích to lớn là thế, tuy nhiên, người bệnh tiểu đường có nên sử dụng nước ép cà rốt hay không? Câu trả lời là có. Cà rốt cũng như các loại rau như bông cải xanh hay súp lơ trắng, là những loại rau không chứa tinh bột. Điều này cần thiết cho chế độ ăn lành mạnh của một bệnh nhân tiểu đường.

Không những thế, cà rốt còn là một lựa chọn thực phẩm an toàn và phù hợp với những bệnh nhân bị tiểu đường và đang phải duy trì lượng đường trong máu. Vì là loại thực phẩm không chứa tinh bột nên bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn một lượng vừa đủ cà rốt nếu đang trong chế độ ăn keto hoặc ketogenic.

nen-hay-khong-nen-su-dung-nuoc-ep-ca-rot-cho-nguoi-tieu-duong..jpeg
Nước ép cà rốt phù hợp cho người tiểu đường

Chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết là khái niệm dùng để chỉ lượng đường trong máu. Chỉ số đường huyết (GI) càng thấp chứng tỏ lượng đường trong máu sau khi sử dụng thực phẩm càng tăng chậm. Từ đó, ta biết được GI của cà rốt luộc dao động từ 32 đến 49, điều này giúp cà rốt trở thành nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (1 - 55).

Tải đường huyết

Ngoài chỉ số đường huyết, tải trọng đường huyết cũng là chỉ số không kém phần quan trọng mà chúng ta phải quan tâm đến. Chỉ số này là kết hợp giữa chỉ số đường huyết và khẩu phần để cung cấp một bức tranh tổng quát về tác động của lượng đường trong máu chúng ta. Hai củ cà rốt nhỏ, sống có tải lượng đường huyết khoảng 8, điều này giúp cà rốt rơi vào nhóm có tải lượng đường huyết thấp (1 - 10).

Những loại ra có chỉ số đường huyết thấp

Ngoài cà rốt, rau tươi cũng là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng, bởi trong chúng chứa hầu hết là nước. Có thể kể đến các loại có chỉ số đường huyết thấp như: Bông cải xanh, măng tây, bắp cải, cần tây, bơ, dưa chuột, cà tím, nấm, cà chua, đậu bắp, rau diếp cá,... Sử dụng những loại rau có chỉ số đường huyết thấp cũng sẽ phần nào nâng chế độ ăn uống của bạn trở nên khỏe mạnh và khoa học hơn.

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường sao cho lành mạnh?

Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ rất quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường. Viện Y tế Quốc gia (NIH) khẳng định rằng, chế độ ăn uống được coi là lành mạnh nhất dành cho người bệnh tiểu đường sẽ gồm các loại thực phẩm đến từ tất cả các nhóm thực phẩm, có thể kể đến như sau:

  • Rau;
  • Trái cây;
  • Các loại hạt;
  • Protein;
  • Sữa không béo hoặc sữa ít béo.

Còn theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), cách hiệu quả nhất để mức đường huyết được cải thiện là thông qua chế độ ăn uống phù hợp và rèn luyện thể dục. Một chế độ ăn uống lành mạnh còn có thể giúp bạn giảm cân an toàn. Và việc bạn giảm khoảng 5% trọng lượng cơ thể vẫn có thể hỗ trợ bạn cải thiện lượng đường trong máu. Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin cụ thể hơn về sữa, trái cây hay các loại hạt tốt cho người tiểu đường.

nen-hay-khong-nen-su-dung-nuoc-ep-ca-rot-cho-nguoi-tieu-duong.-2.jpg
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khoẻ

Vậy có nên sử dụng nước ép cà rốt cho người tiểu đường không? Người bệnh tiểu đường có thể thoải mái ăn các loại rau không chứa tinh bột, trong đó có cà rốt. Ăn sống hoặc nấu chín để ngăn việc chế biến làm tăng chỉ số đường huyết. Bệnh tiểu đường sẽ được kiểm soát tốt nếu bạn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giảm lượng carbs và tăng cường hoạt động thể chất đều đặn.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Phạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin