Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không có nhiều người biết đến sự tồn tại của quả bứa. Bởi loại quả thường mọc hoang trong rừng thứ sinh tại các khu vực miền Trung bộ. Tuy nhiên, chúng sở hữu công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của con người.
Quả bứa hay còn gọi là măng cụt rừng. Quả thường được sử dụng làm gia vị trong các món ăn thường ngày của người miền Trung. Hãy cùng bài viết bên dưới khám phá những lợi ích tuyệt vời của thứ quả này nhé!
Quả bứa có tên khoa học là Garcinia Obiongifolia Champ. Chúng là loài cây lâu năm với thân gỗ lớn, tán xòe rộng, chiều cao có thể đạt đến 10 - 15m. Có thể bạn sẽ bất ngờ khi bứa cùng họ với quả măng cụt - một thứ trái cây nổi tiếng ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam.
Thực chất, bứa có nguồn gốc xuất phát từ miền Nam của Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, loại quả này xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh miền Trung bộ. Thời gian tốt nhất để thu hoạch bứa rơi vào khoảng từ tháng 6 - 8 âm lịch.
Trên thị trường, mỗi kilogram bứa có thể dao động từ 50.000 - 70.000 đồng ở miền Trung bộ. Tại các tỉnh thành khác sẽ có giá thành nhỉnh hơn. Thậm chí, rất ít nơi có sự xuất hiện của thứ quả này.
Theo Netmeds, vỏ của bứa sở hữu hàm lượng phytochemical rất cao. Không chỉ bao gồm axit hydroxycitric mà chúng còn chứa các hợp chất như luteolin, polyphenol và kaempferol.
Theo nghiên cứu, trung bình 100 gram vỏ bứa sẽ chứa đến:
Vì có hàm lượng các chất dinh dưỡng ấn tượng nên tất cả các phần của quả bứa đều có thể đem lại vô số lợi ích cho sức khỏe con người.
Quả bứa không chỉ có nhiều trong tự nhiên mà còn được người dân Việt Nam lựa chọn để trồng trong vườn nhà. Đây là một loại cây có lá và quả ăn được, vị chua thanh. Vì vậy, quả thường xuyên được sử dụng làm gia vị cho các món ăn gần gũi với người Việt.
Quả bứa có hương thơm rất dễ chịu. Chúng có lớp vỏ màu xanh rì nhưng khi chín, quả sẽ chuyển sang màu vàng đẹp mắt. Bứa sở hữu phần vỏ dày, dạng khía múi. Không ít người lầm tưởng với quả ổi găng.
Đối với một số gia đình, bứa là gia vị tuyệt vời của các món ăn như canh chua, cá kho, nước rau muống luộc,... Tuy nhiên, mùa vụ của bứa chỉ kéo dài trong khoảng vài tháng. Do đó, người dân sẽ lựa chọn những trái chín vàng đem phơi khô. Đây là cách bảo quản giúp nguyên liệu sử dụng được lâu dài. Một số món ăn kết hợp với quả bứa tạo nên hương vị thương nhớ có thể kể đến như cá linh nấu canh chua bứa, bứa ngâm mắm, cá linh kho bứa, cá nướng bứa,...
Một trong các thành phần chính của quả bứa là acid hydroxycitric (HCA). Chiết xuất này còn có tên gọi khác là garcinia cambogia, garcinia gummi-gutta, thực phẩm bổ sung garcinia, phức hợp garcinia hay brindleberry,...
Theo một số chuyên gia, các công trình nghiên cứu về cây bứa đã được chú trọng và thực hiện trên toàn thế giới từ rất lâu. Chúng bao gồm từ các lĩnh vực chiết tách, ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, xác định cụ thể thành phần hóa học hợp chất hữu cơ, công nghệ dược phẩm. Một trong số đó là tạo nên chế phẩm hỗ trợ quá trình giảm cân.
HCA có khả năng làm giảm tiến trình chuyển hóa đường thành các chất béo. Đồng thời, chất này cũng làm giảm quá trình tổng hợp cholesterol. HCA còn làm giảm kích thước của các tế bào mỡ.
Quả bứa sở hữu lượng lớn chất enzyme citrate lyase. Đây là một loại chất có khả năng ức chế tiến trình tổng hợp chất béo. Thông qua cơ chế này, hấp thụ quả bứa có thể tạo ra cảm giác no bụng, biếng ăn. Từ đó hỗ trợ kế hoạch giảm cân hiệu quả.
Chất acid hydroxycitric quả bứa sở hữu sẽ làm giảm lượng cholesterol xấu, cùng lúc tăng lượng cholesterol có lợi. Nhờ vậy, có thể ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, cơn đột quỵ, các cơn đau tim,...
Theo các nghiên cứu, HCA trong quả bứa sẽ điều chỉnh hàm lượng cortisol hiệu quả. Cortisol được biết là một loại hormone có thể gây ra chứng stress phổ biến nhất.
Bên cạnh đó, quả bứa còn sở hữu các hợp chất hữu cơ có khả năng giải phóng serotonin. Hormone serotonin sẽ đem đến cảm giác thư thái, thoải mái cho cơ thể.
HCA trong bứa gây tác động tới cảm giác thỏa mãn ở não bộ. Từ đó giảm cảm giác thèm đường đối với các đối tượng có chứng hạ đường huyết.
Ngoài ra, quả bứa còn có công dụng cân bằng trao đổi chất. Điều này giúp kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu, tránh tình trạng tăng giảm đột ngột.
Bên cạnh việc sử dụng quả bứa làm gia vị trong các món ăn, quả bứa còn được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y.
Vỏ quả bứa là một trong các dược liệu hỗ trợ điều trị dị ứng, mẩn ngứa, viêm loét dạ dày - tá tràng, tiêu hóa kém,... Bởi trong vỏ loại quả này có chứa flavonozit - một hợp chất polyphenol có khả năng chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, các acid hữu cơ và lượng lớn vitamin C cũng được tìm thấy trong bứa.
Hiện nay, quả bứa xuất hiện trên thị trường dưới hai dạng là bứa khô và bứa tươi. Thông thường, bứa không được sử dụng như một loại trái cây tráng miệng mà dùng để làm gia vị cho các món ăn. Để sử dụng bứa tươi trong nấu ăn, bạn chỉ nên dùng nhiều nhất 1 - 2 quả. Vì khi cho lượng lớn bứa sẽ khiến món ăn có vị quá chua và gây ra tình trạng chướng bụng.
Đối với quả bứa khô, một nguyên liệu thường được sử dụng để làm trà với mục đích hỗ trợ điều trị huyết áp cao, tiểu đường hay kiểm soát cân nặng. Bạn chỉ nên sử dụng từ 40 - 50 gram bứa khô cho mỗi ngày. Lưu ý uống trà trước bữa ăn khoảng 20 - 30 phút nhằm hạn chế cảm giác thèm ăn.
Bứa đem đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc lạm dụng loại quả này có thể gây ra một số vấn đề liên quan đến sức khỏe. Bên cạnh đó, quả bứa cũng có khả năng tương tác với một số loại thuốc nhất định. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng loại quả này nếu đang trong quá trình sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Quả bứa đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người. Do đó, bạn có thể ưu tiên lựa chọn loại thực phẩm này để phục vụ các bữa ăn cho các thành viên trong gia đình. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của Nhà thuốc Long Châu.
Xem thêm: Bỏ túi ngay những mẹo ăn uống lành mạnh để khỏe đẹp hơn!