Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng/
  4. Thực phẩm dinh dưỡng

Củ cải đỏ ăn sống được không? Tác dụng bất ngờ khi ăn sống củ cải đỏ

Ngày 10/10/2023
Kích thước chữ

Củ cải đỏ là loại thực phẩm quen thuộc với hàng ngàn tác dụng tuyệt vời. Củ cải đỏ ăn sống được không là thắc mắc của nhiều bà nội trợ. Cùng tìm hiểu ngay về loại củ tốt cho sức khỏe này nhé nhé!

Bất kỳ loại thực phẩm nào nếu không được chế biến đúng cách thì cũng có thể bị mất đi hàm lượng dinh dưỡng, thậm chí là gây hại cho người dùng. Điều này khiến nhiều người không khỏi thắc mắc liệu: “Củ cải đỏ ăn sống được không?”. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về chủ đề này nhé!

Củ cải đỏ ăn sống được không?

Để trả lời cho câu hỏi: “Củ cải đỏ ăn sống được không?”, các bác sĩ đã khẳng định: Củ cải được nên được ăn sống hoàn toàn. Chuyên gia dinh dưỡng Rebecca Park cho rằng: Củ cải đỏ sau khi nấu chín sẽ mất đi 25% folate cũng như vitamin và khoáng chất khác.

Củ cải đỏ ăn sống được không? Tác dụng bất ngờ khi ăn sống củ cải đỏ 1
Củ cải đỏ ăn sống được không? Củ cải đỏ khi ăn sống mang lại rất nhiều lợi ích 

Củ cải đỏ cũng rất dễ tìm, dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon, lạ miệng như: Nộm củ cải đỏ chua ngọt, salad củ cải đỏ, nước ép củ cải đỏ,...

Tác dụng tuyệt vời của củ cải đỏ khi ăn sống

Bên cạnh củ cải trắng có tác dụng gì, thì nhiều người thắc mắc giá trị dinh dưỡng của củ cải đỏ. Củ cải đỏ hay còn được biết đến là củ cải đường. Loại thực phẩm này chứa hàng loạt chất dinh dưỡng quan trọng nên được dùng nhiều trong phòng bệnh và chữa bệnh. Bao gồm:

Cung cấp năng lượng

Củ cải đỏ ăn sống được không? Củ cải đỏ chứa rất nhiều vitamin A, C, E, nhóm B và vitamin K. Nó còn là nguồn cung cấp khoáng chất dồi dào như: Kali, sắt, mangan, magie,... Vì vậy, đây là loại thực phẩm được nhiều chị em vô cùng ưa chuộng trong chế độ ăn kiêng để giảm cân an toàn.

Củ cải đỏ ăn sống được không? Tác dụng bất ngờ khi ăn sống củ cải đỏ 1
Cung cấp năng lượng từ củ cải đỏ trong chế độ ăn uống lành mạnh

Bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch

Củ cải là nguồn cung cấp anthocyanin, sẽ cải thiện hoạt động của trái tim. Thêm vào đó, các chất vitamin C, axit folic và flavonoid có trong củ cải sẽ làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh lý về tim mạch như: Xơ vữa động mạch vành, suy tim, thiếu máu cơ tim,...

Kiểm soát huyết áp

Củ cải đỏ cung cấp một lượng lớn kali, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định đường huyết. Đây chính là lý do mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người già, người cao tuổi và người có nguy cơ cao bị béo phì nên ăn củ cải đỏ thường xuyên.

Nâng cao hệ miễn dịch

Củ cải đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như: Beta carotene, betacyanin,... có khả năng tiêu diệt các gốc tự do có hại. Từ đó, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa nhiều chứng bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.

Không những vậy, chất betacyanin trong củ cải đỏ còn có thể giúp cơ thể giải độc tố nhanh chóng. Nhờ vậy, cải thiện trung hòa các chất độc có trong gan, thận và thải ra ngoài cơ thể thông qua quá trình bài tiết.

Điều trị chứng táo bón

Hàm lượng vitamin cao cùng với chất xơ dồi dào trong củ cải đỏ sẽ giúp điều trị chứng táo bón vô cùng hiệu quả. Củ cải đỏ có vị ngọt nhẹ, thanh mát nên bạn có thể thêm vào bữa ăn của em bé để cải thiện chứng khó tiêu ở trẻ nhỏ, làm ổn định hệ tiêu hóa.

Củ cải đỏ ăn sống được không? Tác dụng bất ngờ khi ăn sống củ cải đỏ 2
Củ cải đỏ có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng 

Làm đẹp da

Củ cải đỏ cung cấp một hàm lượng lớn vitamin C, E, giúp cơ thể sản sinh ra nhiều collagen tốt cho làn da và mái tóc của phụ nữ. Ngoài ra, hàm lượng folate cao trong củ cải đỏ sẽ ngăn ngừa tình trạng lão hóa da rất tốt.

Tác hại khi sử dụng củ cải đỏ không đúng cách

Củ cải đỏ được đánh giá là loại thực phẩm lành tính, không gây kích ứng. Tuy nhiên, nếu chế biến sai cách, củ cải đỏ cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe cho người tiêu dùng như:

  • Làm biến đổi màu nước tiểu thành màu đỏ, đặc biệt là ở những người thiếu chất sắt trầm trọng.
  • Lạm dụng củ cải đỏ trong thời gian dài sẽ làm tăng hàm lượng oxalat trong máu, gây ra bệnh sỏi thậnbệnh gout.
  • Gây ra tích tụ khoáng chất trong cơ thể như: Kali, sắt, natri,... gây hại cho gan và thận.
  • Tạo ra hiện tượng đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Củ cải đỏ có chỉ số glycemic khá cao, có thể làm tăng lượng đường trong máu.
  • Gây đau thắt ở họng, mất giọng, khó phát âm khi uống quá nhiều nước ép củ cải đỏ.

Đối tượng nào không nên ăn củ cải đỏ?

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà củ cải đỏ mang lại, bạn cũng cần xem xét liệu bản thân có thuộc nhóm đối tượng nên hạn chế ăn củ cải đỏ hay không nhé! Đó là:

  • Người bị huyết áp thấp ăn nhiều củ cải đỏ sẽ dễ bị hạ huyết áp thường xuyên.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng củ cải đỏ vì hàm lượng natri cao trong loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai nhi.
  • Người bị dị ứng với củ cải nói chung khi ăn củ cải đỏ sẽ dẫn đến dị ứng, sốt cao.
  • Người bị loãng xương không nên uống nước ép từ củ cải đỏ bởi nó sẽ làm giảm lượng canxi trong cơ thể, khiến cho triệu chứng bệnh tiến triển nặng hơn.
Củ cải đỏ ăn sống được không? Tác dụng bất ngờ khi ăn sống củ cải đỏ 4
Phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng củ cải đỏ 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Củ cải đỏ ăn sống được không?”. Hãy tìm hiểu kỹ phương pháp chế biến phù hợp đối với từng loại thực phẩm để nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin