Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hệ tim mạch giữ một vai trò vô cùng quan trọng, cung cấp oxy cho mọi hoạt động của tế bào. Chức năng làm việc của hệ tim mạch được thể hiện bởi một chỉ số đó là cung lượng tim. Vậy cung lượng tim là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cung lượng tim?
Cung lượng tim là gì? Đây có lẽ đang là dấu chấm hỏi của rất nhiều độc giả bởi đây là một thuật ngữ khá trừu tượng. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cung lượng tim cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến cung lượng tim.
Cung lượng tim là gì? Cung lượng tim hay tần số của dòng máu là thuật ngữ dùng để chỉ lượng máu được tim bơm đi trong một đơn vị thời gian, thường là phút. Trên thực tế, cung lượng tim của mỗi người có thể thay đổi tùy thuộc vào giới tính, song thông thường cung lượng tim ở trạng thái nghỉ ngơi của người bình thường khoảng 5L/phút.
Nhu cầu oxy của cơ thể sẽ tăng lên khi vận động và lúc này cung lượng tim cũng sẽ tăng để có thể đáp ứng đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Lúc này, cung lượng tim có thể đạt mức 30L/phút.
Các chuyên gia tim mạch chỉ ra rằng, cung lượng tim thường xuyên thay đổi theo nhu cầu của cơ thể nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho các tế bào trong cơ thể duy trì hoạt động.
Ở một số trường hợp người bệnh mắc các bệnh tim mạch có thể khiến cung lượng tim tăng không đủ để đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động cần thiết, dẫn đến một số triệu chứng bệnh lý như mệt mỏi, khó thở…
Cung lượng tim được tính bằng thể tích nhát bóp nhân với tần số tim, trong đó, thể tích nhát bóp chịu ảnh hưởng của các yếu tố bao gồm sức co bóp của cơ tim, tiền tải và hậu tải. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, thể tích nhát bóp thường dao động trong khoảng từ 60 - 90 ml/nhát bóp.
Như vậy, có thể thấy, cung lượng tim sẽ bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố chính bao gồm tiền gánh, hậu gánh, sức co bóp cơ tim và tần số tim. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kĩ hơn về các yếu tố này nhé.
Thể tích máu được đổ đầy vào thất cuối của tâm trương được gọi là tiền gánh. Sức co rút cơ tim càng tăng thì tiền gánh càng lớn trong một giới hạn nào đó. Có thể thấy rằng khi tiền tải tăng tức là máu đổ về tim sẽ càng lớn. Lúc này lượng máu được tim đẩy vào động mạch càng lớn sẽ khiến cho cung lượng tim tăng và ngược lại cung lượng tim sẽ giảm khi tiền tải giảm tức lượng máu đổ về tim giảm.
Lực cản mà tâm thất phải tác động để có thể tống máu ra ngoài được gọi là hậu gánh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hậu gánh phụ thuộc rất nhiều vào trương lực mạch máu và huyết áp động mạch.
Khi giảm hậu tải, cung lượng tim có thể tăng lên, đặc biệt là trong các trường hợp suy tim, khả năng co bóp của tim đang bị giảm. Ngược lại, cung lượng tim sẽ giảm khi hậu gánh tăng.
Tim co bóp để đẩy máu vào động mạch. Như vậy, khi sức co bóp của cơ tim nhanh và mạnh thì cung lượng tim sẽ tăng và ngược lại khi khả năng co bóp của cơ tim bị suy yếu thì cung lượng tim có thể giảm xuống đáng kể.
Trong một số trường hợp đặc biệt, tim co bóp quá sức sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim kèm theo đó là một loạt các triệu chứng như đau tức ngực, rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể gây tử vong.
Các yếu tố làm tăng sức co bóp cơ tim như kích thích thần kinh giao cảm, thuốc như Digitalis và các chất làm tăng Ca2+ nội bào. Cùng với đó, các tác nhân có thể gây giảm sức co bóp của tim không thể không kể đến như ức chế hoạt động của thần kinh giao cảm, nhiễm toan chuyển hóa và tăng K+ trong dịch ngoại bào, tình trạng thiếu khí.
Tần số tim (nhịp tim) là số lần tim co bóp để tống máu vào động mạch trong một đơn vị thời gian. Tần số tim được điều hòa bởi hệ thống thần kinh thực vật, các ion K+, Ca2+, Na+, hormon và một số loại thuốc.
Thông thường, tần số tim lúc nghỉ ngơi sẽ dao động trong khoảng 70 - 80 lần/phút. Khi vận động, nhu cầu oxy tăng lên kéo theo đó là tần số tim cũng tăng lên đáng để. Lúc này, cung lượng tim cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu tần số tim quá chậm gây ra bởi một rối loạn nhịp tim hoặc những đối tượng chơi thể thao cường độ lớn trong thời gian dài có thể khiến tần số tim giảm.
Các chuyên gia tim mạch cho biết, một số thay đổi thất thường về tần số tim có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, trong đó có tình trạng sốc tim và thậm chí là đe dọa tính mạng.
Do ảnh hưởng của các yếu tố nêu trên, cung lượng tim có thể thay đổi, cụ thể:
Cung lượng tim tăng khi tăng tiền gánh, giảm hậu gánh, tăng co bóp cơ tim và tần số tim tăng ở một mức nhất định. Cung lượng tim tăng gặp trong một số trường hợp như:
Cung lượng tim giảm khi giảm tiền gánh và tăng hậu gánh, gặp trong một số trường hợp như:
Dưới đây là một số phương pháp đo và theo dõi cung lượng tim được áp dụng phổ biến hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo:
Các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một thể tích dung dịch vô khuẩn hằng định ở nhiệt độ được kiểm soát thông qua Catheter Swan - Ganz luồn vào động mạch phổi. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này, người bệnh có thể phải đối mặt với một số biến chứng như nhiễm khuẩn, thuyên tắc phổi…
Đây là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Với phương pháp này, các bác sĩ vẫn có thể theo dõi được huyết động học và trạng thái thăng bằng dịch của người bệnh một cách liên tục thông qua một catheter tĩnh mạch trung tâm, một catheter động mạch đùi và một số phận cảm ứng nhiệt.
Khi tiêm dung dịch muối lạnh qua catheter tĩnh mạch trung tâm, bộ phận cảm ứng nhiệt ở động mạch đùi sẽ ghi nhận lại sự thay đổi nhiệt độ. Phân tích đồ thị ghi nhận được sẽ giúp các bác sĩ xác định được cung lượng tim và thể tích máu trong tim.
Đây là phương pháp xác định cung lượng tim và thể tích nhát bóp thông qua việc phân tích hình dạng sóng của áp lực động mạch đập thu được trên một phần mềm máy tính. Phương pháp này dựa trên áp lực động mạch chủ tỷ lệ với thể tích một nhát bóp. Các yếu tố như tần suất tim, độ giãn nở mạch máu, huyết áp động mạch trung bình và các ảnh hưởng của trương lực mạch máu cũng được đưa vào tính toán.
Fick là phương pháp đo cung lượng tim không xâm lấn, dựa trên nguyên lý tính toán tỷ lệ giữa sự thay đổi của CO2 đào thải và CO2 cuối thì thở ra. Nồng độ CO2 được đo thông qua việc sử dụng bộ phận cảm trên đường thở gắn với ống nội khí quản của người bệnh đã được đặt trước đó.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh cung lượng tim mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu hơn về cung lượng tim cũng như các yếu tố ảnh hưởng và phương pháp đo cung lượng tim. Chúc bạn có nhiều trải nghiệm tuyệt vời và cảm ơn bạn đã luôn đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.