Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Dầu ăn nào tốt cho sức khỏe? Một số lưu ý khi sử dụng dầu ăn

Ngày 25/03/2024
Kích thước chữ

Các nhà khoa học thường dựa vào hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa để đánh giá loại dầu ăn nào tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi giới chuyên gia bàn về chủ đề này.

Cùng với mỡ thì dầu ăn là một trong hai loại lipit được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm. So với mỡ, dầu ăn là lựa chọn an toàn hơn vì chúng chứa nhiều chất béo không bão hòa. Nếu bạn muốn biết dầu ăn nào tốt cho sức khỏe thì tham khảo ngay danh sách đặc biệt dưới đây.

Đôi điều về dầu ăn

Dầu ăn là chất béo được tổng hợp từ thực vật hoặc động vật, chúng tồn tại dưới dạng lỏng và thường có màu vàng nhẹ, độ sánh tương đối.

Những loại dầu ăn có nguồn gốc thực vật phổ biến nhất phải kể đến dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hạt hướng dương, dầu vừng, dầu lạc, dầu argan, dầu cọ,... Loại dầu có nguồn gốc động vật được sử dụng rộng rãi nhất là dầu cá hồi.

Dầu ăn nào tốt cho sức khỏe? Một số lưu ý khi sử dụng dầu ăn 1
Dầu ăn là một trong những thành phần thiết yếu trong bữa ăn hằng ngày

Mỗi loại dầu ăn có chứa các thành phần vi chất khác nhau, mùi vị khác nhau và cách sử dụng cũng có nhiều sai biệt. Tuy nhiên điểm chung là chúng rất giàu axit béo không no và khi sử dụng một cách khoa học, hợp lý thì sẽ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Dầu ăn nào tốt cho sức khỏe?

Dầu ăn nào tốt cho sức khỏe? Dưới đây là lời giải đáp chi tiết dành cho bạn:

Dầu hạt cải

Dầu hạt cải được xem là “người hùng” trong việc dọn sạch mỡ xấu trong cơ thể. Chúng giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu và neo bám trên thành động mạch, từ đó cải thiện tình trạng cao huyết áp và phòng chống các bệnh tim mạch.

Dầu ăn nào tốt cho sức khỏe? Một số lưu ý khi sử dụng dầu ăn 3
Dầu hạt cải giúp giảm thiểu tới 55% nguy cơ ung thư ruột

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy dầu hạt cải rất giàu omega-3, thành phần giúp giảm 55% ung thư ruột. Ngoài ra, đại diện này còn tham gia tích cực vào việc chống lão hóa da, cải thiện giấc ngủ và bảo vệ chức năng thần kinh.

Dầu oliu

Lượng axit béo không bão hòa đơn cực dồi dào trong dầu oliu đem lại hiệu quả chống viêm, giảm lượng LDL và phòng ngừa các bệnh lý mạn tính. Chưa hết, những dưỡng chất này còn làm giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim và các vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác. Không chỉ có thế, dầu oliu còn đặc biệt tốt cho sức khỏe của móng, tóc và da. Vậy nên đừng quên đưa chúng vào chế độ ăn hằng ngày của bạn.

Dầu ăn nào tốt cho sức khỏe? Một số lưu ý khi sử dụng dầu ăn 4
Nếu muốn tóc, móng và da bóng khỏe, bạn nên thường xuyên sử dụng dầu oliu

Dầu lạc

Dầu lạc chứa một lượng lớn vitamin E, thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thị lực, chống lão hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và thúc đẩy trao đổi chất. Bên cạnh đó, chúng còn tích hợp nhiều chất béo không bão hòa đa, chất béo không bão hòa đơn, omega-6 và nhiều chất chống oxy hóa khác. Vậy nên việc sử dụng dầu lạc sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe một cách toàn diện.

Dầu ăn nào tốt cho sức khỏe? Một số lưu ý khi sử dụng dầu ăn 5
Dầu lạc có tác dụng chống lão hóa và cải thiện thị lực rất tốt

Lưu ý dầu lạc ép lạnh, chưa qua xử lý hàm chứa nhiều thành phần có lợi nhất vì chúng không bị pha tạp bởi hóa chất hay chịu ảnh hưởng của nền nhiệt cao.

Dầu vừng

Khi bàn về chủ đề dầu ăn nào tốt cho sức khỏe, sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không đề cập đến dầu vừng. Loại dầu này chứa cả omega-3 và omega-6, lượng vitamin B, vitamin E và canxi tích hợp bên trong chúng cũng không hề “tầm thường” chút nào.

Vậy nên nếu sử dụng thường xuyên với liều lượng hợp lý, dầu vừng sẽ bảo vệ bạn trước các vấn đề sức khỏe đáng ngại như tiểu đường, cao huyết áp và ung thư. Ngoài ra chúng còn giúp làm đẹp da, bảo vệ sức khỏe răng miệng, chống loãng xương, giảm đau và sưng do viêm khớp dạng thấp.

Dầu ăn nào tốt cho sức khỏe? Một số lưu ý khi sử dụng dầu ăn 6
Dầu vừng giúp bảo vệ bạn trước các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường và ung thư

Dầu bơ

Axit oleic là loại dưỡng chất chiếm tỷ lệ cao nhất trong dầu bơ. Loại axit béo không bão hòa đơn này được biết đến với tác dụng điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc ung thư và tăng cường chức năng của não bộ. Bên cạnh đó, dầu bơ còn giúp tiêu mỡ thừa, làm đẹp da nên nếu sử dụng với tần suất phù hợp, chúng sẽ vừa bảo vệ sức khỏe, vừa giúp “nâng tầm” sắc vóc của bạn.

Dầu ăn nào tốt cho sức khỏe? Một số lưu ý khi sử dụng dầu ăn 10
Khi sử dụng dầu bơ, sức khỏe tim mạch, thần kinh của bạn sẽ được cải thiện thấy rõ

Đặc biệt, dầu bơ có mùi thơm nhẹ, vị dễ ăn và điểm khói cao nên bạn có thể dùng chúng cho nhiều món và nhiều cách thức gia nhiệt khác nhau.

Dầu cây Rum

Với những ai đang gặp phải vấn đề về tim mạch thì dầu cây Rum là lựa chọn không thể bỏ qua. Đại diện này có chứa axit linolenic, một loại chất béo giúp làm giảm nhanh lượng cholesterol xấu có trong máu, bảo vệ động mạch, hạ huyết áp và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tim tổng thể. Ngoài ra, dầu cây Rum còn có tác dụng chống viêm, làm dịu kích ứng trên da và an toàn khi chế biến thức ăn ở nền nhiệt cao.

Dầu ăn nào tốt cho sức khỏe? Một số lưu ý khi sử dụng dầu ăn 8
Dầu cây Rum có khả năng làm giảm kích ứng, chống viêm và phòng ngừa các bệnh lý tim mạch

Dầu hạt lanh

Omega-3 ALA trong dầu hạt lanh có khả năng loại bỏ mỡ máu rất hiệu quả. Chẳng những vậy, các vi chất có trong loại dầu này còn giúp khắc phục tình trạng khô mắt và cải thiện triệu chứng của bệnh Parkinson. Đặc biệt, dầu hạt lanh thúc đẩy quá trình chuyển hóa vật chất nên với những ai đang có nhu cầu giảm cân, dầu hạt lanh sẽ là gợi ý hàng đầu.

Dầu ăn nào tốt cho sức khỏe? Một số lưu ý khi sử dụng dầu ăn 9
Dầu hạt lanh làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh Parkinson và giúp loại bỏ mỡ máu

Lưu ý, dầu hạt lanh rất nhạy cảm với nhiệt với điểm khói thấp. Khi đó chúng sẽ bị oxi hóa, biến đổi đặc tính và không còn duy trì được những lợi ích vốn có. Vậy nên để bảo quản, bạn nên cho vào lọ chứa màu tối và cất trữ trong tủ mát. Khi sử dụng nên dùng trộn salad hoặc gia nhiệt ở mức độ vừa phải để tránh gây phản tác dụng.

Dầu đậu nành

Trong các loại dầu ăn đang xét thì đại diện này được sử dụng phổ biến nhất. Chúng chứa nhiều chất béo không bão hòa, điển hình là omega-3 nên vừa có lợi cho hoạt động của nơron thần kinh, vừa giúp bạn phòng chống các bệnh lý tim mạch. Chưa hết, dầu đậu nành còn rất giàu vitamin K nên chúng sẽ tham gia tích cực vào quá trình đông máu và giúp tăng cường sức mạnh của xương.

Dầu ăn nào tốt cho sức khỏe? Một số lưu ý khi sử dụng dầu ăn 2
Nếu bạn đang tìm hiểu loại dầu ăn nào tốt cho sức khỏe thì đừng quên cân nhắc đến dầu đậu nành

Khi sử dụng dầu ăn, bạn cần lưu ý điều gì?

Khi sử dụng dầu ăn, để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và tránh xa những nguy cơ không đáng có, bạn cần lưu ý đến những điều sau:

  • Nắm rõ điểm khói của dầu để điều chỉnh cách chế biến cho phù hợp. Như đã nhắc qua ở trên, nếu chạm điểm khói, dầu sẽ bị oxy hóa, biến tính và mất tác dụng, thậm chí có thể gây hại. Vậy nên bạn hãy nắm rõ thông tin trên để gia nhiệt phù hợp cho từng loại dầu ăn khác nhau.
  • Chỉ sử dụng dầu ăn một lần vì sau khi làm nóng, một phần dầu có thể bị oxy hóa và phát sinh chất độc hại. Thêm nữa, qua mỗi lần gia nhiệt thì điểm khói của dầu sẽ giảm xuống và điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.
  • Bảo quản dầu ăn ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh xa ánh nắng mặt trời để hạn chế quá trình oxy hóa. Luôn đậy nắp sau mỗi lần sử dụng, không nên để dầu ăn tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài. Nếu được nên cho dầu ăn vào chai/lọ tối màu để bảo quản.
  • Chọn loại dầu ăn có xuất xứ rõ ràng, uy tín, chất lượng. Trên nhãn mác hiển thị đủ thông tin về thành phần, nhà sản xuất, hạn sử dụng, các kiểm định và chứng nhận.
Dầu ăn nào tốt cho sức khỏe? Một số lưu ý khi sử dụng dầu ăn 11
Sử dụng dầu ăn đúng cách để phát huy tối đa công dụng của chúng

Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu xoay quanh câu hỏi: “Dầu ăn nào tốt cho sức khỏe?”. Sau cùng chúc bạn tìm được loại dầu ăn "chân ái”, cách sử dụng dầu ăn phù hợp và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết! Trân trọng!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin