Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dạ dày được xem là bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Nó vừa là nơi chứa thức ăn, vừa nghiền nát và chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Khi dạ dày khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể có hệ miễn dịch tốt. Vì thế nếu xuất hiện tình trạng đau dạ dày khi đói, đây có thể là một báo hiệu xấu đến sức khỏe của bạn. Hãy cùng tìm hiểu xem nó là gì nhé.
Đau dạ dày khi đói là tình trạng thường xuất hiện khi không có thức ăn trong dạ dày. Đây có thể là triệu chứng của bệnh lý thường gặp nào đó của đường tiêu hóa. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Khi bên trong dạ dày không có thức ăn, hormone ghrelin hay còn được gọi là hormone đói được sản xuất ra nhằm tạo cảm giác đói. Đến thời gian nhất định, dạ dày sẽ tiết ra acid dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Lúc này, nếu dạ dày vẫn rỗng acid dịch vị sẽ gây tác động lên niêm mạc dạ dày có thể sẽ khiến bạn xuất hiện tình trạng đau dạ dày khi đói.
Nhưng trong trường hợp khi cơn đau của bạn có tính chất quặn thắt, đau dữ dội kéo dài, có thể đây là triệu chứng cảnh báo một số vấn đề bệnh lý của đường tiêu hóa. Cụ thể:
Đây được xem là tình trạng loét niêm mạc dạ dày và tá tràng. Các biểu hiện có thể thấy rõ của bệnh là nóng rát dạ dày, đau dữ dội khi bụng đói, đầy hơi, buồn nôn, chướng bụng, ợ nóng hoặc ợ hơi,...
Các cơn trào ngược dạ dày có thể gây tổn thương đến thực quản, họng, hầu rất nguy hiểm. Nguyên nhân có thể là do sự suy yếu của cơ vòng thực quản bởi tình trạng đau dạ dày khi đói kéo dài.
Khi gặp tình trạng này người bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng quặn thắt hoặc đau bỏng rát, cảm giác đau sẽ nghiêm trọng hơn khi đói bụng. Ngoài ra, người mắc viêm dạ dày có thể sẽ gặp phải các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi,...
Người mắc hội chứng này có xu hướng bắt đầu ở độ tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau bụng âm ỉ và từng cơn, có người sẽ quặn thắt và đau bỏng rát, đặc biệt là thời điểm buổi sáng. Kèm theo đó, người bệnh cũng gặp phải tình trạng đầy bụng, thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón,...
Để phòng ngừa tình trạng này, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
Thường xuyên để bụng đói và bỏ bữa có thể khiến bạn gặp phải bệnh lý về hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, cần phải xây dựng thói quen ăn đúng bữa và đúng giờ mỗi ngày để đảm bảo dạ dày luôn được cung cấp thức ăn kịp thời khi acid dịch vị tiết ra. Từ đó, tránh được tình trạng niêm mạc dạ dày bị tác động gây ra đau dạ dày.
Việc tập trung vào bữa ăn là rất quan trọng, tránh vừa ăn vừa xem tivi hoặc nói chuyện. Vì nếu tập trung vào việc ăn chậm nhai kỹ sẽ làm nhỏ thức ăn, lúc này dạ dày làm việc nhẹ nhàng hơn, kèm theo đó là hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Bạn cũng nên ăn uống lành mạnh, xây dựng thực đơn với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đa dạng nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn để cơ thể luôn được khỏe mạnh. Trong đó, không quên bổ sung những loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả,... vào chế độ ăn uống. Ngoài ra, nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa và thức ăn chế biến sẵn.
Bạn cũng đừng nên quên bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Hạn chế sử dụng các loại thức uống có ga và cồn như: Nước ngọt đóng chai, rượu, bia,...
Việc có giấc ngủ chất lượng và đủ giấc cũng giúp cơ thể cải thiện được sự điều tiết của hormone liên quan đến cảm giác đói. Góp phần giúp bạn phòng ngừa được tình trạng đau dạ dày khi đói.
Đối với người bình thường, tình trạng đau dạ dày khi đói chỉ tồn tại trong khoản thời gian ngắn. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục từ 1 - 2 tuần, kèm theo các triệu chứng bất thường như buồn nôn, đi ngoài ra máu, mệt mỏi, kiệt sức, sút cân,... thì lúc này bạn không nên chủ quan sử dụng thuốc tại nhà. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để gặp các bác sĩ chuyên khoa bởi tình trạng này có thể báo hiệu cho các vấn đề bệnh lý của hệ tiêu hóa.
Để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng sức khỏe hiện tại, bác sĩ sẽ thông qua thăm khám lâm sàng và kết hợp với các phương pháp chẩn đoán như nội soi dạ dày và đại tràng, chụp X-quang bụng, chụp CT, siêu âm ổ bụng,... Sau khi có kết quả, tùy vào nguyên nhân bệnh bạn sẽ được bác sĩ đưa ra hướng điều trị tối ưu nhất.
Có thể thấy đau dạ dày khi đói có thể gây ra nhiều bệnh lý cho hệ tiêu hóa. Do đó bạn không nên lơ là, chủ quan khi gặp tình trạng này mà phải theo dõi những biểu hiện bất thường trong quá trình cơn đau diễn ra. Đồng thời, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh để tránh xảy ra tình trạng này. Theo dõi Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.