Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột mà bạn không nên bỏ qua

Ngày 29/05/2024
Kích thước chữ

Việc nắm rõ dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc thăm khám bệnh. Từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để phòng ngừa nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhiễm trùng đường ruột thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Vậy dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột là gì và có gây nguy hiểm không? Mời bạn đọc cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo nội dung dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này nhé!

Nhiễm trùng đường ruột là gì?

Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng tổn thương hệ tiêu hóa do sự xâm nhập và tấn công của các vi sinh vật gây hại như virus, vi khuẩn, nấm men hoặc ký sinh trùng xâm nhập. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai và vào bất kỳ thời điểm nào, gây ra nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột mà bạn không nên bỏ qua 1
Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng tổn thương hệ tiêu hóa do các vi sinh vật có hại gây ra

Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc với người bệnh hoặc qua việc ăn uống thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm.

Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột mà ai cũng cần lưu ý

Nhiễm khuẩn đường ruột có tác động trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Tác nhân chính dẫn đến bệnh lý này chủ yếu do các loại vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Dưới đây là một số triệu chứng sớm của bệnh này mà bạn nên lưu ý:

Chán ăn

Chán ăn là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết khi bị nhiễm khuẩn đường ruột. Người bệnh sẽ thường không có cảm giác thèm ăn hoặc ăn không ngon miệng.

Đau bụng, buồn nôn và nôn

Khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện tình trạng đau bụng, đau co thắt theo từng cơn, mỗi cơn kéo dài từ 3 đến 4 phút. Ban đầu, cơn đau có thể xảy ra ở mức độ nhẹ nhưng sau đó sẽ tăng dần lên. Người bệnh vẫn sẽ có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn liên tục ngay cả khi ăn rất ít hoặc chỉ uống nước.

Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột mà bạn không nên bỏ qua 3
Đau bụng là dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột thường gặp

Tiêu chảy

Một trong những dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột phổ biến đó là tiêu chảy. Khi các tác nhân gây hại sẽ tấn công khiến đường ruột bị kích thích, dẫn đến tiêu chảy. Lúc này, tính chất phân sẽ có sự thay đổi lỏng hơn và thường lẫn chất nhầy.

Các vấn đề sức khỏe tâm thần

Ngoài những triệu chứng kể trên, người bị nhiễm khuẩn đường ruột còn gặp một số vấn đề về sức khỏe tâm thần. Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, chán nản và lười vận động. Đáng nói, tình trạng đau bụng tiêu chảy cũng sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh có nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ.

Nhiễm trùng đường ruột có gây nguy hiểm không?

Trong thực tế, nhiễm khuẩn đường ruột là vấn đề thường gặp và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp, bệnh có thể tự khỏi sau khoảng vài ngày mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng tiêu hóa kéo dài mà không có biện pháp can thiệp y tế kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Bao gồm:

  • Xuất huyết dạ dày do nhiễm trùng nặng, khiến các tác nhân gây hại có cơ hội tấn công và phá hủy dạ dày.
  • Viêm loét đại trực tràng và hội chứng ruột kích thích.
  • Mất nước nghiêm trọng do tình trạng tiêu chảy và có thể dẫn đến tử vong nếu mất nước quá nhiều.

Hầu hết các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đều có thể lây lan sang người khác. Nhiễm trùng đường ruột có thể lây qua đường ăn uống hoặc sử dụng nhà vệ sinh chung nếu không vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi ngoài. Tuy nhiên, nguồn lây nhiễm bệnh chủ yếu vẫn nằm ở nguồn nước và thực phẩm thiếu an toàn.

Một số biện pháp khắc phục bệnh nhiễm trùng đường ruột

Hầu hết các trường hợp bị nhiễm trùng đường ruột thường do virus gây ra, biểu hiện điển hình là tiêu chảy đều có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Việc người bệnh cần làm đó là đảm bảo bổ sung đủ nước cho cơ thể, hạn chế tình trạng mất nước.

Nếu bị mất quá nhiều nước, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế để truyền dịch, bù lại lượng nước đã mất do tiêu chảy, nôn mửa hoặc sốt.

Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột mà bạn không nên bỏ qua 2
Với trường hợp nhiễm trùng đường ruột, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm

Trong trường hợp nêu dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ngày càng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm. Thông thường, những người bị nhiễm trùng đường ruột do tác nhân vi khuẩn hoặc ký sinh trùng sẽ được yêu cầu lấy mẫu phân để làm xét nghiệm. Trường hợp nếu trẻ em mắc bệnh, cần được theo dõi sát sao và chăm sóc đặc biệt hơn.

Đối với những trường hợp bị nhiễm trùng đường ruột nặng, bệnh nhân có thể cần phải nhập viện để được truyền dịch tĩnh mạch, sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác. Quá trình phục hồi thường sẽ mất khoảng vài tuần. Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp dựa trên loại vi khuẩn gây bệnh.

Trong quá trình điều trị nhiễm trùng đường ruột, điều quan trọng nhất cần lưu ý là:

  • Thường xuyên vệ sinh và rửa tay sạch sẽ để ngăn chặn chuỗi lây nhiễm.
  • Uống nhiều nước để phòng tránh tình trạng nhiễm trùng.
  • Không được sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác.
  • Tiến hành khử trùng các nguồn dễ lây nhiễm.
  • Đảm bảo vệ sinh nguồn nước sinh hoạt hàng ngày.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn nắm được dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột. Khi bị nhiễm trùng đường ruột, nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị thích hợp, hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin