Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngoài các phương pháp điều trị bảo tồn và phẫu thuật, người bị đau khớp gối còn được khuyến khích vận động, rèn luyện thể chất để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Vậy đau khớp gối có tập yoga được không? Yoga đau khớp gối là những bài tập nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Theo các bác sĩ xương khớp, một trong những dạng viêm khớp phổ biến là tình trạng thoái hóa khớp, nhất là thoái hóa ở khớp gối. Để đảm bảo dịch nhờn trong khớp lưu thông, cải thiện triệu chứng bệnh, người bệnh cần tập luyện bộ môn phù hợp, trong đó có yoga.
Đau và cứng khớp gối là triệu chứng cảnh báo khớp gối bị thoái hóa. Người bị đau khớp gối thường có xu hướng hạn chế vận động và tập luyện để giảm đau. Tuy nhiên, suy nghĩ này là không đúng vì nếu không vận động, chất nhờn không được lưu thông tốt lại càng khiến tình trạng thoái hóa sụn khớp diễn ra nhanh hơn. Do đó, người bệnh cần biết cách vận động cũng như tìm đến một bộ môn luyện tập phù hợp để hỗ trợ cho quá trình điều trị.
Đá bóng, leo núi… là những hình thức vận động với cường độ cao có nguy cơ khiến các cơn đau, cứng khớp gối trở nên tệ hơn. Bên cạnh đó còn làm tăng rủi ro chấn thương và đẩy nhanh quá trình thoái hóa, từ đó ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối sau này.
Người bị đau khớp gối, thoái hóa khớp gối không nên chọn các môn thể thao kể trên mà cần theo đuổi hình thức tập thể dục có cường độ thấp hơn, chẳng hạn như yoga. Yoga được đánh giá là hình thức vận động nhẹ nhàng, dẻo dai, có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như:
Như vậy, người bị đau khớp gối, thoái hóa khớp gối rất nên tập yoga để làm chậm tiến triển của bệnh, cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, để việc tập yoga đau khớp gối mang lại hiệu quả, người tập cần biết những nguyên tắc cơ bản, đặc biệt là người mắc bệnh xương khớp càng phải chú ý nhiều hơn. Nếu không, việc tập luyện có thể gây ra những chấn thương đáng tiếc hoặc càng làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Theo bác sĩ chuyên khoa xương khớp, có đến hơn 80% trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp gối đến điều trị muộn, khi bệnh đã tiến triển nặng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này: Chủ quan với các triệu chứng, ngại điều trị và sợ phẫu thuật,...
Bệnh nhân thường không gặp bác sĩ mà chỉ uống thuốc giảm đau tạm thời. Đáng ngại hơn khi có không ít bệnh nhân tự ý chữa trị bệnh lý đau/viêm khớp bằng các loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc. Thậm chí có người còn tự tiêm thuốc trực tiếp vào đầu gối tại nhà nên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Như vậy, khi thấy triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng, đau gối khi ngồi xổm hoặc leo cầu thang, khớp phát ra tiếng kêu lạo xạo,... người bệnh cần khám sớm để bác sĩ chuyên khoa tìm ra nguyên nhân gây đau và tiếp cận đúng hướng điều trị. Càng không chủ quan, không xem nhẹ các dấu hiệu bất thường người bệnh càng tránh được nguy cơ tàn phế. Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nguyên nhân gây bệnh,... mà bác sĩ sẽ có những chỉ định và phương pháp điều trị thích hợp.
Trước khi bắt đầu tập yoga, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đưa ra được các bài tập yoga phù hợp, những động tác tạo áp lực đè nặng lên khớp gối cần tránh thực hiện.
Hít thở trong yoga rất quan trọng nên khi tập người bệnh cần chú ý hít sâu và thở dài để tăng lượng oxy, giảm lượng oxit cacbon bơm vào máu và các múi cơ.
Bố trí không gian tập rộng rãi và thoáng mát, chuẩn bị thảm yoga mềm, có độ bám để chống trơn trượt khi tập. Tốt nhất nên chọn thời điểm buổi sáng sớm để phát huy tối đa hiệu quả mỗi buổi tập.
Bệnh nhân cần duy trì đều đặn việc luyện tập mỗi ngày hoặc 3 – 4 buổi/tuần, thời gian mỗi buổi tập khoảng từ 30 - 60 phút. Khởi động kỹ trước khi tập, thư giãn cơ thể sau khi tập là những điều bắt buộc phải tuân thủ.
Nếu gặp phải cơn đau bất thường trong quá trình luyện tập yoga đau khớp gối, người bệnh cần dừng lại, không được ráng sẽ ảnh hưởng không tốt đến khớp.
Động tác yoga không những tác động đến khớp gối mà còn giúp rèn luyện các mô cơ xung quanh, giúp cải thiện khả năng vận động và duy trì độ linh hoạt của khớp.
Những bài tập yoga dưới đây phù hợp đối với người có khớp gối suy yếu bạn có thể tham khảo:
Công dụng
Cách thực hiện
Công dụng
Cách thực hiện
Công dụng
Cách thực hiện
Công dụng
Cách thực hiện
Công dụng
Cách thực hiện
Tác dụng
Cách thực hiện
Công dụng
Cách thực hiện
Xem thêm: Đau khớp gối chườm nóng hay lạnh?
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.