Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào?

Ngày 07/03/2024
Kích thước chữ

Dây rốn quấn cổ được biết đến dưới tên gọi dân gian là tràng hoa quấn cổ, xảy ra khi dây rốn của thai nhi vòng quanh cổ. Hiện tượng này có thể xảy ra vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ hoặc trong thời gian đau bụng chuyển dạ hay ngay cả trong quá trình sinh. Bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ những kiến thức về tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32.

Tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ không phải là hiếm, đặc biệt thường xảy ra vào giai đoạn thai kỳ tam cá nguyệt thứ ba. Vậy liệu việc thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 có mang theo nguy cơ gì không? Mẹ bầu cần thực hiện những biện pháp nào để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong tình huống này? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ ràng hơn.

Tìm hiểu dây rốn quấn cổ là gì?

Dây rốn quấn cổ là hiện tượng khi dây rốn của thai nhi quấn quanh cổ, có thể là một vòng hoặc nhiều vòng. Sự kiện này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong suốt quá trình thai kỳ, từ khi chuyển dạ cho đến quá trình sinh nhưng thường thấy phổ biến nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Theo thống kê của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 1/3 trẻ sơ sinh được sinh ra với dây rốn quấn cổ. Độ dài trung bình của dây rốn thường dao động từ 50 đến 60cm. Độ dài dây rốn càng lớn, nguy cơ bị quấn vào cổ, tay hoặc chân của thai nhi hoặc bị thắt nút càng tăng lên.

Hầu hết các trường hợp dây rốn quấn quanh cổ kể cả dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 thường không gây ra vấn đề lớn đối với sức khỏe và tỷ lệ tử vong trong thời gian sau khi sinh (tức là hiện tượng thai nhi hoặc trẻ sơ sinh tử vong trong vòng 1 tuần sau sinh).

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào? 1
Dây rốn quấn cổ là tình trạng thường gặp trong thai kỳ

Nguyên nhân gây ra tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32

Nguyên nhân gây ra tình trạng dây rốn quấn quanh cổ một vòng vào tuần thai 32 có thể bao gồm những yếu tố sau:

  • Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, do thai nhi còn nhỏ nên sự di chuyển của em bé trong bụng mẹ là dễ dàng. Điều này có thể dẫn đến việc dây rốn trở nên dài và quấn quanh người em bé. Không chỉ vậy, việc thai nhi di chuyển trong tử cung cũng có thể gây ra tình trạng dây rốn tự quấn vào nhau, tạo thành các nút thắt đe dọa đến sức khỏe.
  • Trong các tháng cuối của thai kỳ, thường là 3 tháng cuối, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ từ xuống dưới để chuẩn bị cho quá trình sinh. Trong giai đoạn này, dây rốn sẽ trở nên mềm mại và trơn tru, dễ bị quấn quanh cơ thể của em bé. Khi dây rốn quấn quanh cổ bé, có thể dây rốn sẽ tự mở ra nhưng vì cổ bé là một khu vực nhạy cảm, nên nhiều trường hợp em bé không thể tự giải phóng mà thậm chí làm cho dây rốn quấn quanh càng chặt hơn.
  • Việc người mẹ khi mang thai lao động quá sức hoặc tập thể dục thường xuyên cũng được xem là một nguyên nhân chính dẫn đến việc dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 ở thai nhi. Khi mẹ gắng sức, em bé sẽ có xu hướng quay đầu xuống dưới, tạo điều kiện cho dây rốn quấn vào cổ bé. Do đó, mẹ cần chú ý đến việc vận động nhẹ nhàng trong suốt thai kỳ và tránh những hoạt động quá sức. Việc nghỉ ngơi nhiều hơn và nhờ sự giúp đỡ từ người khác cũng là điều quan trọng.
  • Nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 là do mẹ bị dư ối hoặc đa ối trong thai kỳ, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ. Có nhiều trường hợp em bé sẽ có dây rốn dài hơn bình thường, tăng nguy cơ bị quấn quanh cổ.
Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào? 2
Có nhiều nguyên nhẫn dẫn đến thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 có nguy hiểm không?

Khi gặp tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 chắc chắn nhiều mẹ bầu sẽ vô cùng lo lắng vì sợ điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển của em bé.

Tuy nhiên, mẹ bầu không cần quá lo lắng bởi phần lớn các trường hợp dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 thường không quá chặt và không ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong bụng mẹ. Đồng thời, việc thai nhi nhận oxy thông qua dây rốn, chứ không phải qua việc hít thở bằng mũi hay miệng, do đó không có nguy cơ em bé bị ngạt hay thiếu dinh dưỡng khi dây rốn quấn quanh cổ.

Các bác sĩ cho biết rất hiếm khi tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 gây ra vấn đề nguy hiểm đến lưu lượng máu và dẫn đến tình trạng thai nhi bị ngạt và suy yếu.

Các chuyên gia phụ sản cũng chia sẻ, trong quá trình siêu âm, nhiều trường hợp phát hiện dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32, tuy nhiên thường thì bác sĩ không cần phải thông báo cho bố mẹ vì không có gì đáng lo ngại. Thậm chí, nhiều em bé có khả năng tự xoay người và thoát ra khỏi tình trạng này mà không cần sự can thiệp.

Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn quanh cổ quá chặt, có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến thai nhi. Trong trường hợp này, em bé có thể thể hiện dấu hiệu của sự ngạt thở, bao gồm sự giảm động cử và hoạt động nghẹt thở.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào? 3
Mẹ bầu không cần quá lo lắng vì tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32

Mẹ bầu phải làm gì khi thai nhi bị dây rốn quán cổ 1 vòng tuần 32?

Tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 được xem là an toàn và mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình hình khi mẹ đi kiểm tra thai định kỳ và thường không can thiệp trừ khi có vấn đề bất thường xảy ra. Mẹ nên đến kiểm tra ngay khi cảm thấy sự di chuyển của thai nhi không bình thường. Dù thai nhi ít hoặc nhiều cử động, đều là dấu hiệu mà em bé gửi đến, vì vậy mẹ cần chú ý không nên coi thường.

Tùy thuộc vào tình trạng của mẹ và bé mà các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp. Phần lớn các thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 đều có thể sinh mổ bình thường và em bé hoàn toàn khỏe mạnh.

Khi thai đã lớn, việc giải phóng dây rốn quấn quanh cổ sẽ khó hơn và trong nhiều trường hợp là không thể. Mẹ cần lắng nghe các chỉ dẫn từ bác sĩ và tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ nên liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào? 4
Mẹ cần đi thăm khám khi có dấu hiệu bất thường trong thai kỳ

Trên đây là những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ về tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi các bạn đã có thêm kiến thức để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của mình. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin