Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Điều kiện để thực hiện nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống

Ngày 29/01/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống đang là phương pháp điều trị ngày càng được lựa chọn nhiều hơn vì mức độ thuận tiện và các lợi ích khác mà nó mang lại. Vậy trường hợp nào có thể thực hiện phẫu thuật này và lợi ích của phẫu thuật là gì?

Nếu bạn hoặc người thân gặp phải tình trạng đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thoát vị làm ảnh hưởng hoặc hẹp ống sống, bác sĩ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật cột sống, nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống. Có nhiều người nghĩ cuộc phẫu thuật này có vẻ giống như một cuộc phẫu thuật lớn với thời gian hồi phục kéo dài, tuy nhiên nhờ có sự tiến bộ công nghệ, phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm nội soi chỉ cần thực hiện một lần duy nhất và không nghiêm trọng như bạn nghĩ.

Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống

Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm là một thủ tục phẫu thuật xâm lấn được các bác sĩ phẫu thuật sử dụng để loại bỏ một phần khối thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm khi thoát ra ngoài có thể gây đau ở cột sống cổ, cột sống ngực và lưng dưới. Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống là một trong những phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn nhất để điều trị thoát vị đĩa đệm.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ không loại bỏ, cắt xương hoặc cơ của bạn để thực hiện phẫu thuật. Thay vào đó, họ quan sát cột sống và thực hiện thủ thuật bằng cách sử dụng một thiết bị được gọi là ống nội soi. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa ống qua các vết mổ nhỏ, đảm bảo bạn không bị tổn thương xương và cơ, cột sống được quan sát qua một chiếc camera thu nhỏ. Bác sĩ có thể chỉ mất khoảng 30 phút để hoàn tất phẫu thuật nội soi.

Điều kiện để thực hiện nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống và các lợi ích của phẫu thuật 1
Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống

Bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu được lợi ích và các biến chứng tiềm ẩn trước khi lựa chọn phẫu thuật. Trong một số ít trường hợp, phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm nội soi không an toàn như phẫu thuật mổ hở truyền thống. Nhiều bác sĩ khuyến nghị các phương pháp điều trị bảo tồn trước khi bạn lựa chọn phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống. Sau khi các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, lựa chọn phương pháp phẫu thuật sẽ được đề ra.

Khi xác định xem bạn có đủ điều kiện để thực hiện thủ thuật phẫu thuật hay không, bác sĩ sẽ xem lại bệnh sử, những tình trạng bệnh lý đã và đang mắc và thăm khám một cách kĩ càng. Ví dụ, liệu bạn có bị dị ứng với thuốc gây mê hay không hoặc liệu bạn có mắc những bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận,... Các bác sĩ sẽ giúp bạn biết liệu bạn có phải là đối tượng phù hợp để thực hiện phẫu thuật hay không.

Biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật

Lưu ý rằng trong mọi quy trình phẫu thuật, bạn sẽ gặp phải những rủi ro chung. Phẫu thuật nội soi tuy có ít biến chứng nghiêm trọng hơn so với phẫu thuật truyền thống nhưng trong một số ít trường hợp, bệnh nhân vẫn có thể bị đau dai dẳng và tổn thương rễ thần kinh sau phẫu thuật. Sau đây là những biến chứng có thể xảy ra mà bạn có thể gặp phải sau khi thực hiện phẫu thuật:

  • Tổn thương thần kinh, mạch máu: Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị tổn thương về mạch máu hoặc dây thần kinh trong quá trình thực hiện thao tác phẫu thuật.
  • Triệu chứng đau tái phát: Một số bệnh nhân (20%) gặp phải các triệu chứng đau tái phát sau phẫu thuật.
  • Nhiễm trùng vết mổ.
Điều kiện để thực hiện nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống và các lợi ích của phẫu thuật 1
Ống nội soi trong phẫu thuật

Phục hồi sau phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống

Vì đây là thủ thuật ít xâm lấn nên bệnh nhân có thể về nhà trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật. Sau khi về đến nhà, bệnh nhân phải tuân theo những hướng dẫn cụ thể sau:

  • Hạn chế hoạt động: Cần tránh các hoạt động có tác động mạnh, các công việc lặp đi lặp lại và nâng vật nặng có thể cần phải chuyển động ở cột sống trong ít nhất 21 ngày.
  • Đi bộ: Nên đi bộ, đi lại trong nhà thường xuyên, nhẹ nhàng vì đi lại làm tăng lưu lượng máu, giảm nguy cơ viêm phổi tiềm ẩn và giảm khả năng đông máu trong giai đoạn sau hồi phục.
  • Nẹp lưng: Nên sử dụng nẹp sau phẫu thuật dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung vitamin và protein sau khi phẫu thuật.
  • Thuốc giảm đau: Nhiều bệnh nhân cần dùng thuốc giảm đau trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Các loại thuốc như Tylenol và ibuprofen có thể được sử dụng thay cho thuốc giảm đau.

Sau sáu tuần, bác sĩ khuyên bạn nên chụp X-quang để kiểm tra độ thẳng hàng của cột sống và kiểm tra quá trình lành vết mổ. Hầu hết tất cả bệnh nhân có thể trở lại với sinh hoạt bình thường sau sáu tuần, tuy nhiên không khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động có tác động mạnh lên cột sống như trượt tuyết, nâng tạ, nhảy bungee,…

Điều kiện để thực hiện nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống và các lợi ích của phẫu thuật 2
Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống

Lợi ích của việc phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm

Sau đây là những lợi ích phổ biến liên quan đến việc thực hiện thủ thuật phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm nội soi:

  • Không gây mê toàn thân: Không giống như phẫu thuật cột sống truyền thống, thủ thuật cắt bỏ đĩa đệm nội soi chỉ cần gây tê cục bộ.
  • Xâm lấn tối thiểu: Quy trình phẫu thuật bao gồm việc sử dụng các dụng cụ nhỏ và một máy ảnh nhỏ. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng một camera nhỏ để quan sát cột sống. Các dụng cụ nhỏ này giúp bác sĩ phẫu thuật di chuyển, thực hiện thao tác quanh cột sống và không cắt cơ hoặc loại bỏ bất kỳ xương xung quanh nào để tiếp cận đĩa đệm thoát vị, vết mổ nhỏ làm giảm nguy cơ chảy máu và hình thành sẹo cũng như nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Nhanh hồi phục: Quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh, bạn sẽ ít đau hơn và thời gian nằm viện ngắn hơn so với phẫu thuật cột sống truyền thống.
Điều kiện để thực hiện nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống và các lợi ích của phẫu thuật 3
Thoát vị đĩa đệm cột sống

Tóm lại, bài viết này nhằm mục đích cung cấp nhìn tổng quan về nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống nhưng không điều trị, chẩn đoán hoặc thay thế lời khuyên của bác sĩ. Hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế và trao đổi trực tiếp với bác sĩ khi bạn gặp vấn đề về bệnh lý thoát vị đĩa đệm.

Xem thêm: Khi nào cần phải thực hiện mổ nội soi thoát vị đĩa đệm?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm