Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là gì? Quy trình thực hiện và cách chăm sóc

Ngày 06/09/2023
Kích thước chữ

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, trong số đó điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là phương pháp tiên tiến và ngày được ứng dụng rộng rãi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết những ưu, nhược điểm của phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser hiện nay là phương pháp được sử dụng khá phổ biến để khắc phục các vấn đề về đĩa đệm. Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu về quy trình điều trị cũng như hiệu quả khi áp dụng công nghệ laser.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là gì?

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là kỹ thuật giải áp đĩa đệm bằng laser qua da. Với nguồn năng lượng laser thích hợp sẽ loại bỏ mô đĩa đệm thoát vị, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép giúp giảm đau, giảm tê, ổn định cấu trúc cột sống và chức năng vận động. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser phù hợp với hầu hết bệnh nhân như:

  • Người cao tuổi sức khỏe kém không đủ điều kiện để phẫu thuật.
  • Điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu nhưng cơn đau không được cải thiện.

Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân được các bác sĩ khuyên không nên thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser:

  • Đĩa đệm bị vỡ và mảnh bao xơ rời khỏi gốc đĩa đệm.
  • Người có bệnh lý nền như u cột sống do ung thư di căn, cường giáp, suy tim, lao cột sống, suy hô hấp.
  • Các đốt sống tại vị trí thoát vị đĩa đệm bị gãy hoặc xẹp hoặc bị thoát vị gai xương.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người mắc bệnh tâm thần.

Trước khi quyết định có áp dụng công nghệ laser để điều trị thoát vị đĩa đệm hay không, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát về tình trạng sức khỏe và kiểm tra mức độ bệnh. Nếu cách này chưa phù hợp, bác sĩ sẽ đề xuất giải pháp chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả hơn.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là gì? Quy trình thực hiện và cách chăm sóc 1
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser phù hợp với nhiều đối tượng

Ưu, nhược điểm của phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser

Công nghệ laser được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có y tế và thẩm mỹ. Khi áp dụng vào điều trị các vấn đề về cột sống như thoát vị đĩa đệm, công nghệ laser được đánh giá như sau:

Ưu điểm

Việc sử dụng tia laser để điều trị thoát vị đĩa đệm được gọi là giải nén đĩa đệm bằng laser xuyên da. Dưới tác động của tia laser, phần đĩa đệm nhô ra và đè lên dây thần kinh sẽ bị thu nhỏ lại hoặc loại bỏ hoàn toàn, giúp giảm đau. So với các giải pháp phẫu thuật đĩa đệm truyền thống, sử dụng laser có những ưu điểm như sau:

  • Không cần gây mê, chỉ cần gây tê vùng cần điều trị.
  • Không xâm lấn sâu, vết thương mau lành, quá trình điều trị ít đau đớn và giảm nguy cơ tổn thương xương, dây thần kinh, dây chằng và cơ.
  • Có thể áp dụng cho nhiều vị trí thoát vị đĩa đệm cùng lúc.
  • Thời gian điều trị nhanh, không cần nghỉ ngơi nhiều sau phẫu thuật.
  • Ngoài ra, năng lượng laser còn kích thích tái tạo các mô xung quanh, đĩa đệm bị tổn thương, từ đó thúc đẩy quá trình lành vết thương và phục hồi của đĩa đệm.

Có thể nói phương pháp này là phương pháp điều trị lý tưởng, hiệu quả đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

Nhược điểm

Phẫu thuật laser không được khuyến khích đối với các tình trạng phức tạp. Đối với những trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật truyền thống. Ngoài ra, việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser còn có một số hạn chế như tia laser làm bốc hơi nước trong đĩa đệm, có thể làm biến tính protein dẫn đến giảm độ cứng của đĩa đệm. Nếu sau khi chiếu laser, triệu chứng bệnh không giảm, người bệnh phải phẫu thuật bổ sung.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là gì? Quy trình thực hiện và cách chăm sóc 2
Phẫu thuật laser không được khuyến khích đối với các tình trạng phức tạp

Quy trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser

Mục tiêu của điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là sử dụng năng lượng laser để loại bỏ phần nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, giải phóng dây thần kinh khỏi bị chèn ép. Việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser được thực hiện theo các bước sau:

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, kiểm tra xương cột sống bằng cách chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng để xác định chính xác phần nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm, đồng thời sẽ phát hiện được các chấn thương khác như gai xương, xẹp đốt sống,...

Chiếu tia laser

Sau khi gây tê cục bộ, bác sĩ sẽ đưa một đầu dò nhỏ chứa tia laser vào lõi nhầy. Khi nguồn nhiệt laser phát ra, nước trong lõi chất nhầy bay hơi và protein bị đốt cháy thành CO2. Hơi nước và CO2 sẽ theo dây chuyên dụng ra bên ngoài. Mọi thao tác từ khi chiếu tia laser vào bên trong cho đến làm nóng, loại bỏ chất nhầy đều được bác sĩ quan sát và kiểm soát chặt chẽ trên màn hình máy tính.

Quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser được chia làm 2 giai đoạn, cách nhau khoảng 2 tháng. Sự chuyển biến qua mỗi giai đoạn không giống nhau ở mỗi người, có người cảm thấy giảm đau sau lần laser đầu tiên nhưng cũng có trường hợp thực hiện laser lần hai mới thấy được hiệu quả.

Cách chăm sóc sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser

Phẫu thuật laser không mất nhiều thời gian để hồi phục nhưng để đĩa đệm và cột sống luôn khỏe mạnh, bạn cần chăm sóc cơ thể như sau:

Vận động

Mặc dù sau điều trị bằng laser chỉ vài giờ là có thể đi lại được nhưng lúc này bệnh nhân nên tránh vận động nhiều. Mọi động tác phải được thực hiện nhẹ nhàng, tránh áp lực lên cột sống.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là gì? Quy trình thực hiện và cách chăm sóc 3
Cách chăm sóc sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là rất cần thiết

Dinh dưỡng

Ngoài dinh dưỡng mà cơ thể nhận được hàng ngày từ thức ăn, nước uống, người vừa điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser nên tăng cường dưỡng chất từ thực phẩm chức năng chẳng hạn như viên uống Cốt Thoái Vương. Chứa thành phần là các dược liệu tự nhiên, Cốt Thoái Vương an toàn để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho khớp, kích thích tái tạo sụn và xương dưới sụn giúp xương cột sống chắc khỏe, dẻo dai và linh hoạt.

Việc duy trì cấu trúc của cột sống sẽ đảm bảo chức năng vận động và khả năng chịu tải của cơ thể, giảm nguy cơ thoát vị đối với các đĩa đệm mới được điều trị và thoát vị đối với các đĩa đệm khỏe mạnh.

Tư thế

Làm việc, nghỉ ngơi đúng tư thế, giảm áp lực lên cột sống giúp quá trình sau điều trị bằng laser phục hồi dễ dàng hơn. Không chỉ những người mới phẫu thuật cải thiện thoát vị đĩa đệm bằng laser cần lưu ý về tư thế vận động mà tất cả mọi người cũng cần tránh những tư thế sai gây hại cho cột sống như nằm võng hay đệm quá mềm, ngồi khom lưng, cúi đầu,...

Tập luyện

Duy trì tập luyện ở cường độ phù hợp sẽ làm tăng sức mạnh cơ và khớp. Vì vậy, sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ góp phần giúp cột sống ổn định, đĩa đệm bị tổn thương nhanh lành hơn.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser được chỉ định khi thuốc và vật lý trị liệu không có hiệu quả tức là bệnh đã tiến triển nghiêm trọng. Như vậy, để tránh phải phẫu thuật, cách duy nhất là chủ động ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng thoái hóa cột sống.

Xem thêm: Bạn biết gì về phương pháp cấy chỉ điều trị thoát vị đĩa đệm?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin