Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đột quỵ mất trí nhớ là một trong những biểu hiện đặc biệt của bệnh đột quỵ. Tình trạng này cần được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng để giảm thiểu biến chứng cho người bệnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị của đột quỵ mất trí nhớ như thế nào?
Đột quỵ mất trí nhớ là một tình trạng sức khoẻ nguy hiểm, cần xác định rõ nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương pháp điều trị đột quỵ mất trí nhớ.
Trước khi hiểu sâu về tình trạng đột quỵ mất trí nhớ, mời bạn đọc cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về các dạng đột quỵ. Theo đó, đột quỵ có 3 dạng bệnh như sau:
Đây là một dạng đột quỵ phổ biến nhất và chiếm hơn 85% trong tổng số ca bệnh đột quỵ. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu nuôi dưỡng não bị tắc nghẽn do cục máu động hoặc cặn bã nhựa khiến cho não bị thiếu oxy và dinh dưỡng, dẫn đến tổn thương.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể gây ra chứng mất trí nhớ, chẳng hạn như gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những thông tin mới.
Dạng đột quỵ này chiếm khoảng 15% trong tổng số ca bệnh đột quỵ. Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi mạch máu nuôi dưỡng một vùng não nào đó bị vỡ và gây tràn máu vào các khu vực khác trong não. Tình trạng này có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là gây tử vong cho bệnh nhân.
Chứng mất trí nhớ có thể là một di chứng xuất hiện sau đột quỵ do tổn thương não.
Cơn đột quỵ thoáng qua là một cơn đột quỵ nhẹ thường xảy ra khi có sự gián đoạn ngắn hạn trong lưu lượng máu nuôi dưỡng não bộ và thường kéo dài không quá 24 giờ. Mặc dù triệu chứng của đột quỵ thường sẽ tự giảm đi sau một thời gian ngắn. Đây là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng của đột quỵ. Tình trạng này cũng có thể gây ra chứng mất trí nhớ tạm thời.
Chứng đột quỵ mất trí nhớ có thể xuất hiện ở cả ba dạng bệnh đột quỵ này do não bị tổn thương hoặc gián đoạn quá trình lưu thông máu đến các vùng quan trọng của não bộ.
Việc phục hồi chức năng của não bộ thường sẽ cần thời gian cũng như sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và dược sĩ. Điều quan trọng là cần phải nhận biết triệu chứng sớm và tìm đến sự can thiệp y tế nhằm tối ưu hóa cơ hội hồi phục.
Dưới đây là những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng đột quỵ mất trí nhớ, cụ thể là:
Việc chăm sóc sức khỏe toàn trạng và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ (tăng huyết áp, tiểu đường…) có thể giúp giảm nguy cơ gây mất trí nhớ sau đột quỵ. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã từng bị đột quỵ và gặp phải vấn đề về trí nhớ thì việc nhận tư vấn từ chuyên gia y tế hoặc bác sĩ là rất quan trọng nhằm xác định phương pháp điều trị và quản lý thích hợp.
Các triệu chứng của đột quỵ mất trí nhớ có thể thay đổi tùy theo vị trí của tổn thương và mức độ tổn thương não, cụ thể là:
Tình trạng mất trí nhớ sau đột quỵ có thể ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân và tạo ra nhiều thách thức trong quá trình thực hiện hoạt động cơ bản thường ngày.
Lúc này, việc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia y tế hay bác sĩ có thể giúp xác định nguyên nhân và tìm ra biện pháp quản lý phù hợp nhất cho tình trạng này.
Điều trị đột quỵ mất trí nhớ đòi hỏi một phương pháp tổng thể nhất, bao gồm việc quản lý y tế và thay đổi lối sống, cụ thể như sau:
Việc quản lý y tế trong điều trị đột quỵ mất trí nhớ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể dẫn đến mất trí nhớ. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một loạt các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bao gồm CT hoặc MRI nhằm đánh giá chính xác tổn thương của não và xác định nguyên nhân.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể điều chỉnh hoặc điều trị một số tình trạng y tế cơ bản như tiểu đường, bệnh cao huyết áp hoặc bất kỳ vấn đề y tế nào có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ sau đột quỵ.
Việc thay đổi lối sống đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị đột quỵ mất trí nhớ, đồng thời giúp cải thiện trí nhớ cũng như ngăn ngừa tái phát đột quỵ:
Điều trị đột quỵ mất trí nhớ có thể cần một khoảng thời gian dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Đồng thời, người bệnh cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ và tuân thủ theo phác đồ điều trị đã đưa ra như thay đổi lối sống, thực hiện y lệnh thuốc… Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đột quỵ mất trí nhớ.
Xem thêm: Đột quỵ thân não: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.