Gai đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Ngày 26/07/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Theo thời gian và tuổi tác, các đốt sống dần bị thoái hóa dẫn đến gai đốt sống trong đó có bệnh gai đốt sống cổ. Đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, nhưng với lối sống hiện nay, căn bệnh này đang dần “trẻ hóa”. Bệnh gai cột sống cổ có chữa trị được không và dấu hiệu gai đốt sống cổ?
Gai đốt sống cổ là một dạng bệnh về cột sống phổ biến nhất. Bệnh mới khởi phát thường khó nhận biết do các biểu hiện không rõ ràng. Khi gai cột sống cổ phát triển gây áp lực lên dây thần kinh và tủy sống gây đau nhói, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Vậy dấu hiệu gai đốt sống cổ và cách điều trị như thế nào?
Gai đốt sống cổ là gì?
Gai đốt sống cổ là một loại thoái hóa cột sống cổ, nguyên nhân chủ yếu là do sụn khớp và đĩa đệm bị hao mòn hoặc lắng đọng canxi ở dây chằng và thân đốt sống. Nếu không được phát hiện sớm và được điều trị, lượng canxi này sẽ hình thành các gai xương, gây chèn ép vào dây thần kinh tạo ra những cơn đau nhói.
Bệnh thường tiến triển âm thầm ở giai đoạn đầu, khi gai xương còn nhỏ, người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng sau đó các gai lớn lên, người bệnh sẽ thấy đau dữ dội vùng cổ và khó khăn khi di chuyển và cúi đầu.
Bệnh này xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi và tỷ lệ mắc bệnh này ở nam giới cao hơn nữ, nguyên nhân chủ yếu là do tính chất công việc và thường xuyên phải lao động nặng nhọc. Tuy nhiên, thời gian gần đây bệnh có xu hướng trẻ hoá. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt cổ.
Triệu chứng gai đốt sống cổ
Bệnh có ít triệu chứng rõ ràng và khác nhau tùy vào từng giai đoạn. Các triệu chứng có thể gặp như:
Những cơn đau âm ỉ vùng cổ kéo dài hàng giờ.
Các gai xương chèn ép vào dây thần kinh, gây đau ở vai và lan xuống cánh tay.
Cử động cổ khó khăn khi xoay, cúi,... Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi thức dậy vào buổi sáng, bạn có thể cảm thấy cứng đến mức không thể xoay cổ.
Đau ở giữa đầu, đỉnh đầu và thái dương.
Buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi,…
Trường hợp bị thoát vị đĩa đệm, có thể gặp các triệu chứng như tê chân tay, nghiêm trọng hơn là liệt cánh tay.
Nguyên nhân gai đốt sống cổ
Theo nghiên cứu y học hiện nay, bị gai cột sống cổ do nhiều lý do như:
Viêm xương khớp
Trong viêm xương khớp, sụn trong khớp bị bào mòn nhanh hơn theo tuổi tác. Nếu tình trạng này kéo dài, các liên kết sụn khớp bị mất dần và giảm tiết dịch khớp. Khi đó, phần đầu của đốt sống cọ xát với nhau nhiều hơn và dần dần hình thành các gai xương.
Do lão hoá
Quá trình lão hóa xương khớp là điều không thể tránh khỏi. Khi đến một độ tuổi nhất định, các cơ quan như: Gan, thận, xương, khớp,… dần dần suy giảm chức năng và mất đi sự linh hoạt.
Đồng thời, các chất dinh dưỡng, canxi không được chuyển hóa kịp thời, lắng đọng trong cơ thể. Sự lắng đọng canxi trong dây chằng là nguyên nhân gây ra gai xương ở vùng cột sống cổ.
Chấn thương
Các chấn thương trong cuộc sống hàng ngày như bong gân, căng khớp, gãy xương cổ cũng là nguyên nhân gây gai cột sống cổ. Vì sau khi trải qua những chấn thương này, nếu người bệnh lơ là, hồi phục không hoàn toàn sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, đặc biệt là ở các khớp, dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.
Chế độ dinh dưỡng
Tiêu thụ nhiều đồ ăn dầu mỡ, chất kích thích và trong chế độ ăn uống hàng ngày dẫn đến quá trình chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể bị quá tải và dẫn đến các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là bệnh lý cột sống cổ. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai đốt sống cổ như:
Hiện nay, gai đốt sống cổ chủ yếu được điều trị bằng các phương pháp như sau:
Uống thuốc
Việc sử dụng thuốc tây có thể khắc phục cơn đau một cách nhanh chóng và là cách điều trị phổ biến. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt và tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Các loại thuốc được sử dụng gồm:
Thuốc giảm đau: Bệnh nhân cảm thấy bớt đau hơn.
Thuốc có chứa steroid.
Thuốc kháng sinh đặc trị thoái hóa đốt sống cổ.
Thuốc giãn cơ: Được sử dụng khi gai xương chèn ép dây thần kinh và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của bệnh nhân.
Bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian điều trị gai đốt sống cổ mà bạn có thể tham khảo như:
Ngải cứu: Dùng một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, giã nát rồi dùng khăn mềm bọc lại. Đun sôi khoảng 300 - 400ml giấm, lấy khăn bọc lá ngải cứu ngâm vào giấm rồi xoa lên vùng đốt sống cổ.
Lá lốt và đinh lăng: Kết hợp lá lốt và đinh lăng theo tỷ lệ 1:10. Đun sôi trong nước 15 - 20 phút. Uống sau bữa tối trong 1 - 2 tháng.
Phương pháp không dùng thuốc
Nếu người bị gai đốt sống còn trẻ và tình trạng bệnh còn nhẹ, có thể sử dụng một số phương pháp như vật lý trị liệu, massage, chườm nóng, chườm lạnh,… Những phương pháp này giúp giảm đau và có thể kết hợp với điều trị bằng thuốc tây.
Vật lý trị liệu: Bài tập trị liệu kéo giãn đốt sống như châm cứu, massage, bấm huyệt vùng cổ giúp cổ giúp giảm đau. Ngoài ra, phương pháp này còn làm giãn các đốt sống và tăng sự dẻo dai cho khớp. Đây được coi là phương pháp hiệu quả và đơn giản.
Chườm nóng và lạnh: Chườm lạnh có thể giúp giảm đau ở cột sống cổ. Còn chườm ấm làm giãn nở mạch máu, tăng tuần hoàn máu, giảm áp lực lên cổ và vai. Tuy nhiên, hai phương án này chủ yếu chỉ giới hạn trong việc giảm đau tạm thời cho bệnh nhân.
Ngoài ra, người bệnh cần tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng giúp cơ bắp và cột sống dẻo dai hơn.
Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật gai thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp cuối cùng khi bệnh đã ở giai đoạn nặng và các phương pháp điều trị khác đều không hiệu quả. Cách điều trị này áp dụng khi tuỷ bị chèn ép làm hẹp ống tủy, hoặc chèn ép dây thần kinh gây tê ở chân tay và các vấn đề về đường ruột và tiết niệu.
Tuy nhiên, gai có thể tái phát ở cùng một vị trí sau phẫu thuật. Vì vậy, bệnh nhân nên tập thể dục sau phẫu thuật. Tái khám theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát và hạn chế bệnh tái phát.
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời gian đốt sống cổ có thể giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm. Phòng ngừa bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường nào xảy ra, cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Điều này cho phép phát hiện sớm và điều trị thích hợp.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.