Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Gạo nếp có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ngày 31/01/2025
Kích thước chữ

Gạo nếp là một trong những loại thực phẩm truyền thống, rất quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết rõ về những tác dụng và lợi ích của loại gạo này đối với sức khỏe. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu khám phá những điều thú vị về gạo nếp có tác dụng gì trong bài viết này nhé!

Gạo nếp đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước và gắn liền với nhiều nền văn hóa châu Á. Ở Việt Nam, gạo nếp không chỉ là thực phẩm mà còn là biểu tượng của sự no đủ, sum vầy trong các dịp lễ Tết.

Giá trị dinh dưỡng có trong gạo nếp

Trước khi tìm hiểu gạo nếp có tác dụng gì? Chúng ta hãy điểm qua một vài thông tin về giá trị dinh dưỡng có trong gạo nếp. Với hạt gạo tròn, dẻo mềm, vị ngọt tự nhiên và hương thơm đặc trưng, gạo nếp được ưa chuộng để nấu xôi, làm bánh hay chế biến nhiều món ăn mang đậm bản sắc văn hóa.

Không chỉ là một nguồn lương thực quan trọng, gạo nếp còn được xem như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Thành phần dinh dưỡng của gạo nếp rất phong phú, bao gồm: Protein, axit amin, chất béo, đường, canxi, sắt, photpho cùng nhiều vi khoáng khác như: Vitamin nhóm B (B1, B2, B3-niacin) và tinh bột. Gạo nếp cung cấp một lượng nhỏ canxi, giúp hỗ trợ xương và răng chắc khỏe khi kết hợp với chế độ ăn uống đa dạng. Đồng thời, nguồn vitamin B dồi dào giúp kích thích cảm giác thèm ăn, nuôi dưỡng hệ thần kinh và hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ.

Gạo nếp có tác dụng gì đối với sức khỏe? - 1
Gạo nếp có tính ấm vị ngọt từ lâu đã được xem là vị thuốc quý

Theo Đông y, gạo nếp (còn gọi là nhu mễ) có tính ấm, vị ngọt, giúp bổ khí, kiện tỳ vị, ôn ấm trung tiêu, cố biểu liễm hãn (giảm tiết mồ hôi) và hạn chế tiểu tiện quá nhiều. Nhờ đó, gạo nếp được xếp vào nhóm thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng tốt với người kém ăn, suy nhược cơ thể, hay ra mồ hôi, tiêu chảy do tỳ vị khí hư, hoặc khó thở do khí hư.

Gạo nếp có tác dụng gì?

Hỗ trợ tiêu hóa

Mặc dù có chỉ số đường huyết cao, gạo nếp lại chứa một lượng chất xơ đáng kể, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa. Chất xơ trong gạo nếp giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và duy trì sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, gạo nếp còn có tác dụng làm dịu dạ dày, thích hợp cho người bị đau bụng hoặc tiêu chảy nhẹ.

Gạo nếp có tác dụng gì đối với sức khỏe? - 2
Chất xơ trong gạo nếp giúp thúc đẩy nhu động ruột tốt cho hệ tiêu hóa

Cung cấp năng lượng

Gạo nếp có tác dụng gì? Gạo nếp là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Với hàm lượng carbohydrate cao, gạo nếp giúp bạn nhanh chóng nạp lại năng lượng sau khi vận động hoặc làm việc cường độ cao. Đây là lý do tại sao nhiều vận động viên và người lao động thường chọn gạo nếp làm thực phẩm chính trong bữa ăn của mình.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Gạo nếp chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, gạo nếp cẩm và gạo nếp than có chứa anthocyanin, một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch[3]. Ngoài ra, hàm lượng magie trong gạo nếp cũng góp phần điều hòa huyết áp và nhịp tim.

Giúp kiểm soát cân nặng

Mặc dù gạo nếp có hàm lượng calo tương đối cao, nhưng nó lại có khả năng tạo cảm giác no lâu, giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Điều này có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát cân nặng nếu bạn tiêu thụ với lượng vừa phải và kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng.

Gạo nếp có tác dụng gì đối với sức khỏe? - 3
Ăn gạo nếp giúp tạo cảm giác no lâu hỗ trợ giảm cân khá hiệu quả

Tác dụng chống oxy hóa

Gạo nếp có tác dụng gì? Các loại gạo nếp màu như gạo nếp cẩm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, đặc biệt là anthocyanin. Chất này có khả năng chống lại các gốc tự do trong cơ thể, giúp ngăn ngừa stress và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như: Ung thư, tiểu đường và bệnh tim mạch.

Ai không nên dùng gạo nếp?

Ngoài gạo nếp có tác dụng gì? Thì ai không nên dùng gạo nếp cũng được nhiều người quan tâm. Mặc dù giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng gạo nếp. Một số nhóm đối tượng dưới đây cần hạn chế hoặc thận trọng khi dùng:

  • Người bị viêm dạ dày – tá tràng: Gạo nếp chứa amylopectin – một dạng tinh bột có cấu trúc phân nhánh, khó tiêu hóa và chậm thủy phân trong dạ dày và ruột. Điều này có thể kích thích dạ dày co bóp mạnh hơn, làm tăng tiết axit, gây đầy bụng, khó chịu. Vì vậy, những người đang bị viêm loét dạ dày, có khối u đường tiêu hóa hoặc vừa trải qua phẫu thuật tiêu hóa nên tránh sử dụng.
  • Người mới ốm dậy: Sau khi ốm, hệ tiêu hóa còn yếu, cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn. Gạo nếp với tính dẻo, dễ gây đầy bụng, khó tiêu, có thể làm tăng gánh nặng lên dạ dày. Đặc biệt, người già, trẻ nhỏ (trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn) và những người vừa khỏi bệnh cần lưu ý khi sử dụng.
  • Người mắc bệnh mạn tính: Người bị đái tháo đường, mỡ máu cao (tăng triglyceride) hay béo phì nên hạn chế gạo nếp. Do chứa nhiều tinh bột, chất béo và có chỉ số đường huyết (GI) cao hơn gạo tẻ, gạo nếp có thể làm khó kiểm soát đường huyết và mỡ máu. Ngoài ra, các món chế biến từ gạo nếp như: Bánh chưng, bánh giầy, xôi thường giàu carbohydrate và natri, không phù hợp cho người bị tiểu đường, bệnh thận hoặc thừa cân.
  • Người có cơ địa đàm thấp nhiệt: Những người đang sốt, ho có đờm vàng, bị vàng da, đầy bụng, chướng hơi cũng không nên ăn gạo nếp, vì có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Gạo nếp có tác dụng gì đối với sức khỏe? - 4
Người mới ốm dậy không nên ăn gạo nếp để tránh sức khỏe bị ảnh hưởng

Lưu ý khi ăn gạo nếp để đảm bảo sức khỏe

Gạo nếp là thực phẩm bổ dưỡng nhưng nếu không sử dụng đúng cách, nó có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý quan trọng để ăn gạo nếp an toàn và có lợi cho cơ thể:

  • Gạo nếp chứa amylopectin – hợp chất tạo độ dẻo nhưng cũng khiến hệ tiêu hóa làm việc vất vả hơn. Người có hệ tiêu hóa kém, trẻ nhỏ, người già hoặc người mới ốm dậy nên hạn chế ăn nhiều để tránh đầy bụng, khó tiêu.
  • Theo Đông y, gạo nếp có tính ôn ấm, dễ gây nóng trong. Những người có cơ địa hay bị nhiệt miệng, nóng gan, sốt, ho đờm vàng, vàng da hoặc chướng bụng không nên tiêu thụ quá nhiều.
  • Gạo nếp có thể làm vết thương lâu lành, thậm chí gây mưng mủ. Người vừa phẫu thuật, có vết thương sưng viêm cần tránh ăn đồ nếp để không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
  • Xôi và các món từ gạo nếp có lượng calo cao, đặc biệt khi kết hợp với đậu, dừa, vừng hoặc thịt. Một đĩa xôi có thể chứa tới 600 calo, dễ gây tăng cân nếu ăn thường xuyên, đặc biệt vào bữa sáng. Nếu bạn yêu thích gạo nếp, hãy ăn với lượng vừa phải, kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ và hạn chế các món nhiều dầu mỡ, đường.
  • Gạo nếp có chỉ số đường huyết cao, dễ làm tăng đường huyết nhanh chóng. Đồng thời, khi kết hợp với thực phẩm giàu chất béo như: Chả, thịt kho, xôi có thể ảnh hưởng xấu đến tim mạch. Người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch nên ăn rất ít hoặc tránh hoàn toàn.
Gạo nếp có tác dụng gì đối với sức khỏe? - 5
Gạo nếp có thể làm vết thương lâu lành do đó bạn cần chú ý tránh ăn gạo nếp vào lúc này

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc: Gạo nếp có tác dụng gì? Với hương vị thơm ngon, dẻo ngọt và nhiều lợi ích cho sức khỏe, gạo nếp đã trở thành nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn của nhiều người Việt. Tuy nhiên, để tận hưởng trọn vẹn những giá trị dinh dưỡng của gạo nếp, bạn cần sử dụng nó một cách hợp lý và kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin