Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phong bế thần kinh là một phương pháp đơn giản được sử dụng để giảm triệu chứng đau ở nhiều vị trí có nguồn gốc từ các rễ thần kinh. Các trường hợp thường gặp nhất bao gồm: Đau lưng và đau cổ kéo dài do sự thoái hóa của cột sống. Dưới đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp gây tê phong bế thần kinh ngoại vi, cũng như đối tượng phù hợp và những đối tượng không nên thực hiện.
Thường thì, phong bế thần kinh được thực hiện trước khi thực hiện phẫu thuật, tuy nhiên, cũng có thể thực hiện sau phẫu thuật để kiểm soát tình trạng đau sau khi phẫu thuật cho người bệnh.
Gây tê vùng phong bế thần kinh ngoại biên được sử dụng để làm tê liệt khu vực đó cho phẫu thuật, bổ sung cho việc gây mê toàn thân và giảm đau sau mổ. Việc chọn lọc thần kinh để gây tê được sử dụng để chẩn đoán và điều trị hội chứng đau mãn tính.
Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm: Những dây thần kinh và hạch thần kinh bên ngoài tủy sống và não bộ, liên kết với hệ thần kinh trung ương và các chi và cơ quan. Phong bế thần kinh ngoại biên có thể bao gồm phong bế thần kinh ngoại biên ở cả chi trên và dưới chi.
Phương pháp phong bế thần kinh chỉ mang lại tác dụng tạm thời và không đảm bảo hiệu quả lâu dài. Sự phản ứng của mỗi bệnh nhân đều có thể khác nhau. Do đó, các phương pháp gây tê thường dùng để phong bế thường được thực hiện theo từng đợt rồi dừng lại để đánh giá hiệu quả. Một số bệnh nhân có thể cảm thấy cải thiện sau khi tiêm, trong khi một số khác lại không thấy bất kỳ sự thay đổi nào.
Trong trường hợp phong bế thần kinh không hiệu quả, các chuyên gia y tế sẽ xem xét các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, cần nhớ rằng phong bế thần kinh giúp giảm đau cho bệnh nhân, nhưng không giúp kéo dài cuộc sống hoặc cải thiện tiên lượng của họ. Ngoài ra, phong bế thần kinh ngoại biên cũng có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân cụ thể gây đau và tăng khả năng hoạt động của bệnh nhân khi gặp hạn chế do đau.
Có nhiều loại phong bế thần kinh khác nhau được sử dụng cho các loại phẫu thuật ở cả chi trên và chi dưới:
Ngoài ra, phong bế thần kinh cũng được sử dụng cho các phẫu thuật ở vùng ngực và bụng:
Gây tê vùng phong bế thần kinh ngoại biên được chỉ định trong các trường hợp sau:
Chống chỉ định tuyệt đối, đối với bệnh nhân có:
Chống chỉ định tương đối đối với:
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ thực hiện phong bế thần kinh ở khu vực tiền phẫu của bệnh nhân. Điều này đảm bảo rằng bệnh nhân đã được gây tê ở một nơi yên tĩnh trước khi chuyển đến phòng mổ. Phẫu thuật chỉ được thực hiện sau khi bệnh nhân và bác sĩ gây mê đồng ý rằng vùng phẫu thuật đã được phong bế hiệu quả.
Phong bế thần kinh thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm, kỹ thuật hiện đại nhất cho phép bác sĩ quan sát hướng kim và tiêm thuốc tê trong thời gian thực.
Bệnh nhân được đặt ống thông vào tĩnh mạch ở cánh tay để truyền dung dịch, sau đó vùng da được tiêm thuốc để gây tê. Máy siêu âm được sử dụng để xác định vị trí của thần kinh cần phong bế; bác sĩ sử dụng kim để đặt một ống thông nhựa mỏng gần các dây thần kinh liên quan. Sau đó, kim được rút ra nhưng ống thông nhựa vẫn được giữ lại.
Đôi khi, bác sĩ gây mê còn sử dụng một thiết bị gọi là máy kích thích thần kinh. Thiết bị này truyền xung điện cường độ thấp ở dưới da của bệnh nhân nhằm xác định chính xác vị trí của dây thần kinh. Tín hiệu truyền có thể gây co giật cơ và cảm giác châm chích nhưng không gây đau.
Mỗi loại thuốc gây tê đều mang theo nguy cơ tiềm ẩn của các tác dụng phụ và biến chứng. Những biến chứng này thường là tạm thời, nhưng một số trường hợp có thể gây ra các vấn đề kéo dài đến sức khỏe người bệnh.
Các tác dụng phụ và biến chứng thường gặp bao gồm:
Các tác dụng phụ và biến chứng ít gặp bao gồm:
Nguy cơ và biến chứng hiếm gặp bao gồm:
Có thể thấy phong bế thần kinh là một phương pháp hữu ích trong lĩnh vực y học giúp tối ưu hóa quá trình điều trị và phẫu thuật. Tuy nhiên, như mọi phương pháp y học khác, phong bế thần kinh cũng có một số nguy cơ và biến chứng tiềm ẩn. Bệnh nhân có quyền từ chối thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ chỉ đưa ra các lựa chọn cho bệnh nhân và hướng dẫn người bệnh xem xét phương pháp nào tốt nhất và ít tác dụng phụ nhất.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.