Tìm hiểu về phương pháp tiêm phong bế thoát vị đĩa đệm
Ngày 08/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, trong đó có tiêm phong bế thoát vị đĩa đệm. Đây là phương pháp mới và được ứng dụng trong các trường hợp nhất định để đem lại hiệu quả cao mà không gây hại cho bệnh nhân.
Tiêm phong bế thoát vị đĩa đệm là một trong những cách giúp người bệnh giảm các cơn đau nhức khó chịu. Ngoài thoát vị đĩa đệm phương pháp này còn được ứng dụng trong rất nhiều bệnh lý khác như đau cổ vai gáy, đau thắt lưng,...
Thông tin tổng quát về bệnh lý thoát vị đĩa đệm
Trước khi tìm hiểu về liệu pháp tiêm phong bế thoát vị đĩa đệm, bạn đọc cũng nên khám phá một số thông tin chung về bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, chất nhầy không còn cố định và hoàn thành chức năng như cũ nữa.
Tác nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm có thể là chấn thương, tổn thương do bệnh lý. Có 2 dạng thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Mỗi mức độ bệnh và vị trí bị thoát vị đĩa đệm dẫn đến các dấu hiệu khác nhau, thường gặp nhất là đau nhức vị trí bị thoát vị đĩa đệm, đau lưng, cảm giác bỏng rát, tê, giảm cảm giác, ngứa râm ran, các cơ yếu đi ảnh hưởng đến hoạt động,...
Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm và do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, hay còn gọi là thoái hóa đĩa đệm. Theo thời gian, các cơ quan bị lão hóa yếu đi và dễ bị tổn thương, cộng thêm sinh hoạt hàng ngày không điều độ, khiêng vác nặng, tai nạn, chấn thương,... gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm.
Một số yếu tố làm nguy cơ thoát vị đĩa đệm tăng cao hơn bao gồm thừa cân, béo phì, người có đặc thù công việc nặng nhọc, phải ngồi nhiều, thường xuyên cúi gập người, hút nhiều thuốc lá,... Đĩa đệm khi bị chèn ép và tràn ra ngoài các khớp sẽ đè ép lên dây thần kinh và gây nên các cơn đau nhức và khó khăn trong vận động.
Biến chứng khi bị thoát vị đĩa đệm
Điều trị thoát vị đĩa đệm không đúng cách hoặc phát hiện bệnh trễ, nguy cơ biến chứng khá cao. Đối với các trường hợp chống chỉ định tiêm phong bế thoát vị đĩa đệm nhưng vẫn thực hiện cũng có thể gây nguy hiểm.
Rối loạn tiểu tiện: Bệnh lý thoát vị đĩa đệm khiến đĩa đệm lệch khỏi cột sống thông thường gây nên tình trạng chèn ép dây thần kinh ở cột sống. Điều này gián tiếp làm cho việc kiểm soát tiểu tiện trở nên khó khăn hơn, từ đó gây biến chứng rối loạn tiểu tiện.
Ảnh hưởng xấu đến dây thần kinh: Dây thần kinh cột sống bị chèn ép lâu ngày hoàn toàn không tốt, thậm chí có thể gây suy giảm chức năng thần kinh, đau lưng, đau nhức thắt lưng, tê bì chân tay,... nếu không kịp thời giải phóng các dây thần kinh.
Liệt và tàn phế: Cơn đau nhức và giảm hoạt động do chèn ép dây thần kinh khi bị thoát vị đĩa đệm khiến chi dưới khó khăn trong việc đi lại, vận động. Tình trạng này kéo dài lâu gây biến chứng thoát vị đĩa đệm teo cơ chân, liệt và tàn phế vĩnh viễn.
Teo cơ chi: Nhiều trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm được chỉ định tiêm phong bế thoát vị đĩa đệm nhưng không thực hiện dẫn đến dây thần kinh suy giảm, khả năng vận động bị ảnh hưởng và hậu quả là chứng teo cơ chi.
Rối loạn cảm giác: Dây thần kinh ở cột sống bị đĩa đệm chèn ép gây triệu chứng tê bàn tay, đau nhức tay chân,... và lâu dần làm giảm dẫn truyền xung thần kinh cảm giác, gây tình trạng rối loạn cảm giác, đôi khi mất cảm giác đột ngột, mất thăng bằng khi đi lại, nóng lạnh bất thường.
Tiêm phong bế thoát vị đĩa đệm là gì và có tác dụng gì?
Hiện nay, y học hiện đại đã có rất nhiều cách điều trị thoát vị đĩa đệm như bấm huyệt, châm cứu, uống thuốc, phẫu thuật,... Trong đó, tiêm phong bế thoát vị đĩa đệm là phương pháp ra đời sau nhưng được đánh giá khá cao về hiệu quả cũng như tính an toàn.
Vậy tiêm phong bế thoát vị đĩa đệm là gì? Thủ thuật phong bế thần kinh là một trong những phương án giải quyết nhanh chóng cơn đau nhức của bệnh nhân, đặc biệt là các cơn đau do rễ và dây thần kinh gây nên. Ngoài thoát vị đĩa đệm, tiêm phong bế thần kinh còn được ứng dụng trong nhiều bệnh lý khác như đau lưng, đau cổ thời gian dài, thoái hóa cột sống,...
Tác dụng chính khi thực hiện tiêm phong bế thoát vị đĩa đệm là khiến dây thần kinh giảm khả năng dẫn truyền cảm giác đau nhức về não bộ. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là gây tê tại chỗ cho các rễ, dây thần kinh bằng các hoạt chất như ancol hoặc phenol.
Tuy là phương pháp giảm đau nhức hiệu quả cao nhưng tiêm phong bế thoát vị đĩa đệm chỉ phát huy tác dụng tạm thời, không mang tính lâu dài và không thể thay thế thuốc chữa bệnh hoặc các cách chữa trị thoát vị đĩa đệm khác. Khi muốn thực hiện tiêm phong bế thoát vị đĩa đệm bệnh nhân cũng cần được bác sĩ chuyên môn thăm khám, tư vấn và chỉ định liều lượng phù hợp, không phải tất cả bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đều có thể thực hiện tiêm phong bế thần kinh giảm đau.
Tổng hợp các cách chữa trị thoát vị đĩa đệm
Tiêm phong bế thoát vị đĩa đệm không phải cách chữa bệnh, phương pháp này chỉ dùng để giảm và cải thiện triệu chứng bệnh nên người bị thoát vị đĩa đệm vẫn cần tiến hành chữa trị theo cách được bác sĩ chỉ định. Dưới đây là những cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến hàng đầu.
Nghỉ ngơi: Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm thể nhẹ, giai đoạn đầu thường được bác sĩ khuyến cáo nên nghỉ ngơi nhiều hơn để giảm sưng tấy và tránh tổn thương do bệnh.
Vật lý trị liệu: Tập vật lý trị liệu giúp chức năng đi lại, vận động và cảm giác của người bệnh được phục hồi một cách tốt nhất. Các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế thích hợp với tình trạng bệnh nhân khác nhau.
Xung điện: Xung điện giúp các dây thần kinh, rễ thần kinh cột sống được kích thích tối đa, từ đó tăng cường dẫn truyền xung thần kinh, giảm đau và hỗ trợ phục hồi khả năng đi lại, giữ thăng bằng và vận động.
Nhìn chung, liệu pháp tiêm phong bế thoát vị đĩa đệm có thể giảm đau hiệu quả cao, nhanh chóng và an toàn. Nhưng để thực hiện được phương pháp này, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thăm khám và chẩn đoán, xác định có thể thực hiện tiêm phong bế thần kinh hay không nhé! Chúc bạn sức khỏe!
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.