Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương bả vai ít khi xảy ra và nguyên nhân thường do các chấn thương nặng. Ai cũng biết xương bả vai bị gãy ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của cánh tay. Nhưng điều mà không phải ai cũng biết là gãy xương bả vai bao lâu thì lành?
Xương bả vai là một xương khá lớn, nằm trên lưng, dưới xương cổ và kết nối xương cánh tay với thành ngực. Xương bả vai được bao bọc bởi các lớp cơ dày giúp nó cử động linh hoạt và thực hiện được các động tác khó. Một khi xương bả vai bị gãy, khả năng vận động của cánh tay và vai sẽ bị ảnh hưởng. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, gãy xương bả vai bao lâu thì lành là điều bệnh nhân nào cũng muốn biết.
Theo các bác sĩ, so với các xương khác trên cơ thể, xương bả vai hiếm khi bị gãy hơn. Tỷ lệ gãy xương bả vai thậm chí dưới 1%. Đối tượng dễ bị gãy xương bả vai nhất là người trẻ từ 25 tuổi đến trung niên 45 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gãy xương bả vai ở nhóm đối tượng này là chấn thương do chơi thể thao, chấn thương do tai nạn giao thông và các dạng chấn thương nặng khác.
Xương bả vai là xương khá lớn, lại có hình dáng tam giác dẹt nên thường khó gãy. Nó chỉ bị gãy dưới tác động một lực cực lớn. Vì vậy, ở người bị gãy xương bả vai thường đi kèm tình trạng tổn thương nặng ở ngực, phổi và các cơ quan nội tạng. Theo thống kê, có đến 95% trường hợp gãy xương bả vai cũng bị gãy xương đòn vai, xương sườn,...
Quá trình lành lại xương gãy là một sự kỳ diệu của cơ thể. Để xương bả vai có thể lành cần phụ thuộc hai yếu tố: Cơ học và sinh học. Yếu tố cơ học tức là xương phải được cố định chắc hai đầu bị gãy, hạn chế cử động để quá trình lành xương diễn ra nhanh chóng. Yếu tố sinh học là máu nuôi từ lòng tủy xương sẽ được vận chuyển để các cơ bao quanh xương.
Tại hai đầu xương bả vai bị gãy sẽ hình thành các mạch máu nhỏ và tế bào. Ban đầu, tại vị trí xương bị gãy sẽ xảy ra hiện tượng tiêu xương sinh lý. Sau đó giữa hai đầu xương bị gãy sẽ hình thành một cầu xương để bắc qua khoảng trống giữa hai đầu xương. Ngoài ra, màng xương sẽ cung cấp máu cho vị trí bị gãy, đẩy nhanh quá trình lành xương.
Nhiều người muốn biết gãy xương bả vai bao lâu thì lành. Theo các bác sĩ, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Khả năng phục hồi của xương bả vai sẽ khác nhau theo từng trường hợp. Thời gian xương bả vai lành lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Gãy xương bả vai bao lâu thì khỏi? Bệnh nhân bị chấn thương càng nặng, có nhiều chấn thương ở các xương khác hoặc các cơ quan khác kèm theo gãy xương bả vai cần nhiều thời gian hơn để phục hồi.
Nếu người bệnh được sơ cứu đúng cách và được thăm khám, điều trị ngay, thời gian lành thương cũng sẽ được rút ngắn. Ngoài ra, người bệnh được nghỉ ngơi, chăm sóc tốt sẽ giúp xương bả vai có tốc độ phục hồi nhanh hơn. Theo các bác sĩ, trung bình xương bả vai sẽ cần 6 tháng đến 1 năm là phục hồi.
Như trên đã nói, gãy xương bả vai bao lâu thì lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:
Người bệnh bị té ngã trong tư thế đưa một hoặc hai cánh tay ra để bảo vệ cơ thể. Điều này khiến cơ cánh tay bị kéo chặt lại và xương bả vai dễ bị gãy hơn.
Một cú đánh với lực cực mạnh vào bả vai, tai nạn khi tham gia giao thông hoặc ngã vào vật cứng cũng dễ khiến xương bả vai bị gãy.
Thông thường, ngã do chơi thể thao hay một cú đánh mạnh sẽ ít gây tổn thương hơn tai nạn giao thông. Vì vậy, thời gian lành thương và người bệnh phục hồi cũng sẽ ngắn hơn.
Gãy xương bả vai càng điều trị sớm càng có lợi. Muốn có thể sơ cứu, cấp cứu hay điều trị cho người bệnh kịp thời, bản thân người bệnh và người nhà cần nắm được những dấu hiệu nhận biết gãy xương bả vai như:
Nếu xuất hiện những triệu chứng trên sau một cú va đập hay chấn thương nặng, bạn hãy nghĩ ngay đến trường hợp gãy xương bả vai. Nếu chắc chắn biết cách sơ cứu cho người bị gãy xương, người thân có thể tự sơ cứu cho nạn nhân. Nếu không, hãy đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất để được y bác sĩ hỗ trợ kịp thời. Một số việc người bệnh nên làm trong khi chờ được hỗ trợ bởi bác sĩ như:
Gãy xương bả vai bao lâu thì lành phụ thuộc rất nhiều vào cách điều trị. Hầu hết trường hợp gãy xương bả vai có thể điều trị không cần phẫu thuật. Sau khi nắn lại xương bị gãy, các bác sĩ sẽ dùng dây đeo vai, nẹp và các vật tư y tế cần thiết để cố định bả vai cho đến khi hết đau.
Trường hợp gãy xương bả vai liên quan đến cổ cắm vai hay cổ xương bả vai thường phải điều trị bằng phẫu thuật. Phẫu thuật xương bả vai gãy trong trường hợp này được coi là một cuộc đại phẫu. Các bác sĩ phẫu thuật chấn thương và bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ đảm nhận việc này.
Người bệnh cũng cần tập vật lý trị liệu với những bài tập được thiết kế để cải thiện khả năng chuyển động của vai. Thông thường, sau điều trị chấn thương 1 - 2 tuần người bệnh đã có thể tập với những bài tập phù hợp. Tập vật lý trị liệu sớm sẽ giúp phòng ngừa cứng vai, giảm khả năng vận động ở bả vai.
Chăm sóc sau điều trị gãy xương bả vai cũng rất quan trọng. Người bệnh được nghỉ ngơi nhiều, dinh dưỡng đầy đủ sẽ phục hồi tốt hơn. Trong thời gian xương bả vai hồi phục, người bệnh chỉ nên tập vật lý trị liệu theo những bài tập được bác sĩ tư vấn. Người bệnh không nên vận động mạnh làm ảnh hưởng đến quá trình lành xương. Người bệnh cũng có thể uống thêm thực phẩm chức năng xương khớp để củng cố sức mạnh xương và đẩy nhanh quá trình tái tạo xương.
Gãy xương bả vai bao lâu thì lành là điều mà các bệnh nhân hết sức quan tâm. Để xương gãy mau lành, không những cần điều trị kịp thời mà người bệnh còn cần nghỉ ngơi hợp lý và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Người bệnh cũng cần lưu ý, các biện pháp điều trị hay vật lý trị liệu đều cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.