Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp: Người bệnh bị phồng đĩa đệm có nên đi bộ không?

Ngày 30/03/2023
Kích thước chữ

Nếu được phát hiện sớm, phồng đĩa đệm có thể được điều trị dứt điểm. Ngoài ra, luyện tập đúng phương pháp còn có thể giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra. Vậy bị phồng đĩa đệm có nên đi bộ không, hãy cùng theo dõi bài viết chia sẻ dưới đây để tìm trả lời cho câu hỏi này bạn nhé.

Đi bộ là một hình thức tập thể dục dễ dàng có thể giúp cải thiện sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân phồng đĩa đệm, khi áp dụng phương pháp tập luyện này cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định để đạt hiệu quả tốt nhất.

Những điều bạn cần biết về bệnh phồng đĩa đệm

Bệnh phồng đĩa đệm là gì?

Phồng đĩa đệm hay phình đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm ở phía sau cột sống bị phồng lên hoặc lồi ra ngoài, làm biến dạng vùng này và khiến các cấu trúc bên trong bị vỡ ra. Đây là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm vì nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ và chưa bị lệch tâm. Khi nhân nhầy lệch khỏi vị trí trung tâm, bệnh nhân sẽ bị thoát vị đĩa đệm.

Bệnh phồng đĩa đệm là gì? Bệnh nhân bị phồng đĩa đệm có nên đi bộ không?Bệnh phồng đĩa đệm là gì? Bệnh nhân bị phồng đĩa đệm có nên đi bộ không?

Tại sao đĩa đệm bị phồng?

Đĩa phồng có thể xảy ra vì những lý do sau:

  • Những người bước qua độ tuổi 40, cơ thể sẽ bắt đầu bước vào quá trình thoái hóa, đĩa đệm cũng dần yếu đi và giòn hơn. So với giai đoạn trước, đĩa đệm cũng sẽ xù xì và thô ráp hơn, bao xơ ở lớp ngoài cũng bị ảnh hưởng nên nhân nhầy ở lớp trong sẽ phồng ra.
  • Chấn thương cột sống vì một lý do nào đó cũng có thể gây phồng đĩa đệm.
  • Những người thường xuyên phải tham gia lao động chân tay nặng nhọc có nguy cơ mắc bệnh phồng đĩa đệm rất cao.
  • Tư thế làm việc gây áp lực lên đĩa đệm trong thời gian dài hay có các thói quen như kê cao gối ngủ, nghe điện thoại bằng cách áp tai vào vai trong thời gian dài đều có thể gây ra bệnh phồng đĩa đệm.
  • Tăng cân quá mức do thừa cân có thể gây nhiều áp lực lên các đĩa đệm. Theo thời gian, nó làm cho bao xơ yếu đi và nhân nhầy bên trong đĩa đệm sưng lên.
  • Những người sinh ra trong gia đình có tiền sử phồng đĩa đệm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với dân số chung.

Triệu chứng phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm có thể khó xác định bằng mắt thường, vì vậy hãy chú ý các triệu chứng sau:

  • Các triệu chứng của cột sống thắt lưng bao gồm yếu cơ, và ngứa ran ở một hoặc cả hai chân, đi lại khó khăn, tăng phản xạ ở một hoặc cả hai chân, trong một số trường hợp có thể dẫn đến chuột rút, khó kiểm soát đại tiểu tiện và ở một số người xảy ra liệt từ thắt lưng xuống.
  • Các triệu chứng ở cột sống cổ như tê, đau, ngứa ran ở bả vai hoặc cổ, cơn đau thường bắt đầu tại một điểm rồi lan lên bắp tay, cẳng tay, các ngón tay, sưng đau ở vùng đĩa đệm bị phồng, cơn đau có thể giảm bớt khi nghỉ ngơi. Nếu tình trạng nặng, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, đau đầu, choáng váng.

Các triệu chứng này chỉ mang tính chất gợi ý, để biết chính xác có bị phồng đĩa đệm hay không thì cần làm một số xét nghiệm như chụp CT, chụp MRI…

Để biết chính xác có bị phồng đĩa đệm hay không thì bạn cần để bác sĩ khám và làm một số xét nghiệmBị phồng đĩa đệm hay không thì bạn cần để bác sĩ khám và làm một số xét nghiệm

Bệnh nhân bị phồng đĩa đệm có nên đi bộ không?

Theo các bác sĩ, đi bộ là hình thức vận động phù hợp với những người có vấn đề về cột sống, trong đó có phồng đĩa đệm vì có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời sau cho cơ thể người bệnh như sau:

Giúp lưu thông máu

Nhiều bệnh nhân thường cho rằng hạn chế vận động là điều nên làm khi bị đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, điều này thực sự gây bất lợi cho sức khỏe của người bệnh. Khi ít hoạt động thể chất, các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng khu vực cột sống rất dễ co lại, làm giảm lưu lượng hồng cầu đến khu vực này. Đi bộ thường xuyên có thể giúp bệnh nhân hạn chế vấn đề này và cải thiện tuần hoàn khắp cơ thể.

Giúp đào thải độc tố tích tụ lâu ngày

Trong quá trình cơ bắp giãn nở có thể sẽ sinh ra một số độc tố sinh lý, lâu ngày sẽ tích tụ dưới da và gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp. Đi bộ thường xuyên có thể giúp người bệnh ngăn ngừa hiện tượng này đồng thời giúp cơ thể tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt.

Thư giãn các cơ bị ảnh hưởng

Đi bộ tác động đến các cơ và khớp ở lưng dưới, hông và chân, giúp chúng được kéo giãn và thư giãn tối đa sau những giờ làm việc văn phòng mệt mỏi.

Bệnh nhân phồng đĩa đệm cần lưu ý gì khi đi bộ?

Tuy câu hỏi bị phồng đĩa đệm có nên đi bộ không được bác sĩ trả lời có nhưng điều đó không có nghĩa là người bệnh có thể thoải mái đi lại mà không cần chú ý. Tổn thương đĩa đệm có thể dễ dàng trở nên tồi tệ hơn nếu bạn tập thể dục bừa bãi và quá sức. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi đi bộ khi bị phồng đĩa đệm:

Bắt đầu với các bài tập đi bộ trong thời gian ngắn

Đi bộ trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu đến lưng và chân của bệnh nhân. Các chuyên gia khuyên người bị phồng đĩa đệm nên bắt đầu với những bài tập đi bộ trong thời gian ngắn, khoảng 15 đến 20 phút mỗi ngày. Người bệnh có thể tăng dần từ 5 đến 10 phút mỗi tuần khi cơ thể đã quen với cường độ của bài tập này.

Người bị phồng đĩa đệm cần lưu ý bắt đầu với các bài tập đi bộ trong thời gian ngắnNgười bị phồng đĩa đệm cần lưu ý bắt đầu với các bài tập đi bộ trong thời gian ngắn

Tư thế đi bộ

Nhiều người có thói quen gù lưng và đi hai hàng nhưng thực chất đây là những tư thế không tốt cho cột sống. Khi đi bộ, các chuyên gia khuyên người bệnh nên giữ thẳng lưng, nhìn về phía trước, thả lỏng vai, ưỡn cao ngực, mũi chân vuông góc với bắp chân. Nếu bạn cảm thấy đau nhức vùng lưng khi đi bộ, hãy báo ngay cho bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân.

Chọn giày đi bộ phù hợp

Giày thể thao là một phần không thể thiếu khi đi bộ. Mang một đôi giày vừa vặn có thể giúp bệnh nhân giảm áp lực lên chân và ngăn ngừa những chấn thương không cần thiết. Ngoài ra, người bệnh nên chọn trang phục thoải mái, co giãn và thấm hút tốt mồ hôi.

Hy vọng với những thông tin hữu ích được tổng hợp trong bài viết này của Nhà thuốc Long Châu, bạn đọc đã phần nào xua tan những băn khoăn xoay quanh chủ đề bị phồng đĩa đệm có nên đi bộ không. Bên cạnh việc tăng cường luyện tập thể dục thể thao, người bệnh phồng đĩa đệm cần có phương pháp điều trị hiệu quả để sớm chấm dứt bệnh, tránh biến chứng.

Xem thêm:

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin