Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phồng đĩa đệm là một tình trạng cột sống phổ biến có thể gây đau và tê ở tứ chi, đặc biệt sẽ làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Vậy phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không và có những biện pháp phòng ngừa nào, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về căn bệnh này.
Bệnh phồng đĩa đệm khởi phát không gây ra những biểu hiện bên ngoài khiến người bệnh khó phát hiện ra bệnh. Khi tình trạng bệnh nặng gây đau nhức dữ dội thì nguy cơ biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng, cột sống cổ và khả năng chữa lành khó khăn hơn.
Phồng đĩa đệm hay phình đĩa đệm là tình trạng nhân đĩa đệm bị lệch khỏi trung tâm đĩa đệm nhưng chưa thoát ra ngoài hoàn toàn. Điều này làm cho đĩa đệm bị lỗi, phồng lên và chèn ép vào dây thần kinh, gây đau thắt lưng, thường xảy ra ở vùng lưng dưới, ngực hoặc cổ. Khi đến giai đoạn nhân nhầy thoát ra ngoài đĩa đệm sẽ gây thoát vị đĩa đệm và rất khó điều trị.
Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề bị phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không? Trên thực tế, hiện tượng đĩa đệm bị lồi và phình ra là triệu chứng báo hiệu giai đoạn đầu của bệnh thoát vị.
Theo các chuyên gia, nếu người bệnh phát hiện và can thiệp kịp thời thì hiện tượng phồng, lồi đĩa đệm hoàn toàn có thể chữa khỏi. Các phương pháp điều trị cũng khá đa dạng nhưng để đảm bảo an toàn, hạn chế khả năng tái phát thì áp dụng các phương pháp bảo tồn, lành tính vẫn là cách được lựa chọn nhiều nhất.
Tùy theo giai đoạn mà có thể thấy phồng đĩa đệm, bệnh không gây nguy hiểm cho người bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài có thể gây ra các biến chứng không dứt với những cơn đau cột sống như:
Một đĩa đệm phồng lên có thể chèn ép các dây thần kinh nuôi dưỡng các cơ và khiến chúng không thể nuôi dưỡng đầy đủ các cơ, lâu dần, cơ bắp teo dần và mất sức. Điều này thường xảy ra ở các cơ của cánh tay và chân.
Khu vực đĩa đệm bị chèn ép thường xuyên nên sẽ tạo cảm giác tê bì. Điều này khiến bệnh nhân đôi khi nhầm lẫn giữa cảm giác đau và nóng lạnh. Thực tế đây là biến chứng khá nguy hiểm, người bệnh nên đi khám kịp thời khi có các triệu chứng trên.
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh phồng đĩa đệm, đặc biệt là ở cột sống thắt lưng. Chức năng bàng quang hoặc ruột có thể bị suy giảm và người bệnh không thể kiểm soát việc đi tiểu và đại tiện. Triệu chứng này cũng cho thấy bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng và cần phải điều trị ngay.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị phồng đĩa đệm. Khi bạn thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường ở vùng lưng, cổ, ngực, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để có kết quả chính xác nhất về bệnh của mình. Sau đó, tùy vào mức độ và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh phồng đĩa đệm:
Chườm túi lạnh lên vùng bị đau trong vài ngày, sau đó chuyển sang chườm ấm để nhóm cơ được nới lỏng, thư giãn.
Nằm hoặc ngồi trong thời gian dài làm suy yếu cơ và khớp, làm trầm trọng thêm cơn đau và giảm khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể. Do đó, hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập các bài thể dục nhẹ tại nhà phù hợp với thể trạng để tăng cường sự dẻo dai của hệ xương khớp.
Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa gồm thuốc chống co giật, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm có chứa corticoid.
Bài tập vật lý trị liệu có tác dụng làm thẳng các đốt sống, giúp phục hồi cấu trúc tự nhiên ban đầu của đĩa đệm và cột sống, giảm đau cho đến khi dứt hẳn mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Tùy vào tình trạng và nguyên nhân phồng đĩa đệm ở mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại vật lý trị liệu phù hợp.
Nếu phồng đĩa đệm gây đau, yếu và hạn chế vận động, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật. Mục tiêu của việc này là loại bỏ đĩa đệm bị phồng để giảm áp lực lên tủy sống hoặc dây thần kinh cột sống.
Bệnh phồng đĩa đệm rất khó phòng ngừa vì theo thời gian, phần gel trong đĩa đệm sẽ dần bị khô cứng. Tuy nhiên, để hạn chế và không để tình trạng này trở nên nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện các biện pháp như sau:
Hy vọng với những thông tin trên của Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp thắc mắc phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không. Phồng đĩa đệm có thể xảy ra với bất kỳ ai và có thể tiến triển thành thoát vị đĩa đệm. Do đó, người bệnh khi thấy cột sống bị đau nhức bất thường cần đi khám và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.