Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng/
  4. Thực phẩm dinh dưỡng

Giải đáp: Người tiểu đường có dùng được nhung hươu không?

Ngày 21/05/2023
Kích thước chữ

Người mắc bệnh tiểu đường cần có một chế độ ăn lành mạnh để kiểm soát được đường huyết tốt hơn. Nếu chỉ dùng thuốc không kết hợp với tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường thì hiệu quả điều trị bệnh sẽ giảm hẳn. Nhung hươu là thực phẩm bổ dưỡng nổi tiếng vì những hiệu quả cải thiện cơ thể cho người bệnh. Vậy người tiểu đường có dùng được nhung hươu không?

Nhung hươu có rất nhiều bằng chứng khoa học về việc sở hữu nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Nhưng cũng có nhiều trường hợp nên kiêng kị nhung hươu và cần phải có cách chế biến nhung hươu phù hợp với từng loại bệnh. Thắc mắc người tiểu đường có dùng được nhung hươu không sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Nhung hươu - một loại thực phẩm quý

Theo y học cổ truyền thì nhung hươu là dược liệu tự nhiên có tính ấm và vị ngọt quy kinh vào thận, can, tâm (hay còn được hiểu là sẽ bổ vào các cơ quan thận, gan và tim). Nhung hươu có tác dụng giúp bổ tủy, ích huyết, sinh tinh. Giúp chữa các hư tổn như di tinh, vô sinh, liệt dương, giúp khỏe gân cốt,...

Đối với phụ nữ, nhung hươu giúp đều kinh nguyệt, trị triệu chứng tắc tia sữa, tử cung lạnh. Ở thời xa xưa, nhung hươu là loại thực phẩm xa xỉ, chỉ dùng để bồi bổ sức khỏe cho vua chúa. Hiện nay, nhung hươu đã được sử dụng phổ biến hơn để bồi bổ cho tất cả mọi người.

Theo khoa học hiện nay, trong nhung hươu chứa các thành phần bổ dưỡng và quý hiếm: Calci phosphat, chất keo cùng hơn 26 nguyên tố vi lượng cần cho cơ thể như Fe, Mg, Cu, hormon pantocrin,... Ngoài ra, trong nhung hươu còn có hơn 25 loại acid amin tốt với cơ thể. Đây là những chất chúng ta rất dễ thiếu hụt vì những chất này không được bổ sung thường xuyên cho cơ thể. 

Chuyên gia giải đáp: Người tiểu đường có dùng được nhung hươu không? - 1
Nhung hươu rất tốt cho việc cải thiện sức khỏe

Những người không nên dùng nhung hươu

Theo những cuốn sách về Đông y và Tây y thì một số trường hợp sau đây, nhung hươu sẽ không tốt đối với cơ thể, thậm chí làm nặng thêm tình trạng bệnh:

  • Người có cơ thể bị tê dại bất thường với tần suất thường xuyên;
  • Người đang mắc chứng bệnh thận hư hỏa vượng;
  • Người đang mắc chứng bệnh âm hư hỏa vượng;
  • Người bị viêm họng, đang có nhiều đờm nhiệt;
  • Người đang có tình trạng nóng trong người;
  • Người bị suy gan nặng;
  • Người bị huyết áp cao.

Giải đáp: Người tiểu đường có dùng được nhung hươu không?

Vậy người tiểu đường không nằm trong các nhóm nên kiêng nhung hươu thì liệu người tiểu đường có dùng được nhung hươu không? Nhung hươu có tốt đối với người tiểu đường hay không?

Người tiểu đường dùng nhung hươu liệu có tốt?

Tác dụng chữa bệnh của nhung hươu tươi đối với bệnh tiểu đường không thường xuyên được nhắc đến. Nhưng trong nhiều cuốn sách đông y cổ xưa có ghi nhung hươu giúp điều trị bệnh tiểu đường, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi,... Người bệnh tiểu đường thường có những triệu chứng như: Khát nước, đi tiểu nhiều, sụt cân, mệt mỏi, suy giảm thị giác, vết thương lâu lành hơn so với người bình thường. Nhung hươu có tác dụng bổ khí huyết, trị gầy ốm, mệt mỏi, mắt mờ, giúp vết thương nhanh lành, trị chứng tiểu nhiều.

Đồng thời, người mắc bệnh tiểu đường thường sẽ có tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường và cần kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, chất béo,… Đặc biệt, người tiểu đường cần tránh các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, chất kích thích như bia rượu,...

Chuyên gia giải đáp: Người tiểu đường có dùng được nhung hươu không? - 2
Người tiểu đường cần tránh nhiều loại thực phẩm không tốt

Đối tượng nên sử dụng nhung hươu

Nhung hươu là thực phẩm nhiều dưỡng chất, những đối tượng sau đây khi sử dụng nhung hươu sẽ cải thiện được sức khỏe rất nhiều:

  • Trẻ em còi xương, thấp bé, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, trong thời gian dậy thì, sử dụng nhung hươu hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ.
  • Với nam giới có tình trạng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Nhung hươu giúp cải thiện các tình trạng trên.
  • Với nữ giới, nhung hươu có tác dụng giúp tăng cường sinh lý, chống lão hóa, giúp da mịn màng, trắng hồng, kéo dài tuổi xuân.
  • Người cao tuổi nên sử dụng nhung hươu để chống loãng xương, giúp bôi trơn các khớp hạn chế tình trạng khó khăn khi đi lại.

Hướng dẫn chế biến nhung hươu cho người tiểu đường

Sơ chế sạch lông trên nhung hươu bằng cách kết hợp cạo sạch lông rồi hơ trên lửa. Dùng rượu gừng để lau nhung hươu, cần tránh vết nhung hươu đã cắt. Để nhung hươu khô ráo rồi thái mỏng và chế biến thành món ăn thích hợp.

  • Nhung hươu hấp trứng gà: Xay nhuyễn nhung hươu và dùng thêm 1 quả trứng gà và thêm một chút mật ong và hấp cách thủy tới chín là có thể sử dụng được.
  • Cháo nhung hươu: Với mỗi lần nấu cần 2 lát nhung hươu mỏng sau đó xay nhuyễn rồi cho vào sau khi cháo đã được hầm nhừ, sau 5 phút có thể dùng ngay. Mỗi tuần sử dụng cháo nhung hươu 2-3 lần sẽ rất tốt cho cơ thể.
Chuyên gia giải đáp: Người tiểu đường có dùng được nhung hươu không? - 3
Người tiểu đường có dùng được nhung hươu không là thắc mắc của nhiều người

Trên đây là 2 cách thường xuyên được sử dụng với nhung hươu. Ngoài những cách chế biến trên thì có thể chế biến thành nhung hươu ngâm rượu, hấp cơm,... rất đa dạng, nhung hươu thành nhiều món khác nhau phù hợp với nhiều khẩu vị.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn để trả lời cho thắc mắc người tiểu đường có dùng được nhung hươu không. Người bị bệnh tiểu đường có thể dùng được nhung hưu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh và gia đình nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách chế biến nhung hươu và tần suất sử dụng hợp lý đối với bệnh nhân tiểu đường.

Xem thêm: Có thể dùng saffron cho người tiểu đường được hay không?

Kim Huệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.