Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận?

Ngày 01/09/2024
Kích thước chữ

Cận thị là một trong tật khúc xạ mắt gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Độ cận có thể tiến triển nặng hơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có liên quan đến độ tuổi. Vậy bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận?

Độ cận hay diop là thông số giúp xác định mức độ cận thị của mắt, độ cận càng cao thì khả năng nhìn xa của người bị cận thị sẽ càng giảm đi. Độ cận có thể tăng rất nhanh hoặc không tăng, ổn định phụ thuộc vào tuổi tác. Vậy cận thị bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận?

Cận thị là gì?

Cận thị (hay còn gọi là myopia) là một tình trạng thị lực phổ biến trong đó người bệnh gặp khó khăn khi nhìn rõ các vật ở xa, nhưng có thể nhìn thấy tốt hơn khi nhìn gần. Đây là một rối loạn về khả năng tập trung ánh sáng của mắt so với bình thường. Điều này xảy ra khi ánh sáng đi vào mắt không được hội tụ trên võng mạc mà thay vào đó hội tụ trước võng mạc dẫn đến hình ảnh bị mờ khi nhìn xa.

Độ cận hay diop là thông số giúp xác định mức độ cận thị của mắt, độ cận càng cao thì khả năng nhìn xa của người bị cận thị sẽ càng giảm đi. Hiện nay, cận thị được chia ra làm 3 mức độ chính bao gồm:

  • Cận thị nhẹ: Dưới -3 diop;
  • Cận thị trung bình: Từ -3.25 đến -6 diop;
  • Cận thị nặng: Trên -6 diop.

Người bị cận thị bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận?

Độ cận được xem là ổn định ở người bị cận thị khi độ cận mỗi năm tăng thấp hơn 0,75 độ. Chứng cận thị này bắt đầu từ trẻ nhỏ bởi khi đó thị lực của trẻ chưa được phát triển ổn định, trục nhãn cầu của trẻ nhỏ vẫn có thể thay đổi về chiều dài và có thể tiến triển nhanh chóng theo thời gian gây cận thị nặng hơn. Vậy người bị cận thị bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận?

Giải đáp thắc mắc: Bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận? 1
Bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận là thắc mắc chung của nhiều người

Không tăng độ cận nghĩa là độ cận ở thời điểm đó đã ổn định, độ tăng cận thấp hơn 0,75 độ/ năm. Trên thực tế, độ tuổi mà độ cận ổn định còn tùy thuộc vào từng cá nhân, thường sau 18 tuổi độ cận sẽ khá ổn định hoặc không còn tăng nhanh như trước. Sau 25 tuổi, mắt sẽ không còn tăng độ cận, độ cận ổn định hoàn toàn do ở độ tuổi này nhãn cầu không còn phát triển nữa.

Tuy nhiên, độ cận không chỉ phụ thuộc vào độ tuổi mà còn liên quan rất nhiều đến môi trường và thói quen sống của từng cá nhân. Do đó, mỗi người không nên chủ quan mà cần phải có các biện pháp bảo vệ mắt từ bây giờ, bằng cách bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt và hạn chế sử dụng quá nhiều các thiết bị điện tử quá nhiều.

Những ảnh hưởng của độ tuổi đối với độ cận

Độ tuổi là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến cận thị, ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có sự phát triển và thay đổi về thị lực. Cụ thể:

Độ tuổi từ 0 đến 18 tuổi

Độ tuổi từ 0 đến 18 tuổi là giai đoạn mà cận thị bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh nhất. Cận thị thường bắt đầu xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bởi giai đoạn này là giai đoạn mà mắt phát triển mạnh nhất, mắt có thể tiếp tục thay đổi về kích thước và hình dạng, dẫn đến sự phát triển của cận thị.

Giải đáp thắc mắc: Bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận? 2
Cận thị có thể tăng độ nhanh chóng ở giai đoạn từ 0 - 18 tuổi

Ở độ tuổi này độ cận cũng tăng nhanh chóng, trung bình mỗi năm có thể tăng từ 0.75 - 1 diop hoặc có có thể tăng nhanh hơn nếu mắt không được chăm sóc tốt và không đảm bảo môi trường học tập phù hợp. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị, cận thị trong độ tuổi này có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác ở mắt như nhược thị, lác mắt (lé mắt) gây ảnh hưởng đến thị lực và cuộc sống sau này.

Do đó, phụ huynh có thể đưa trẻ kiểm tra mắt khi có dấu hiệu bất thường và định kỳ khám mắt 6 tháng/lần để theo dõi và phát hiện sớm nhằm ngăn chặn các bệnh lý ở mắt tiến triển nặng.

Độ tuổi từ 18 - 40 tuổi

Ở độ tuổi từ 18 đến dưới 40 tuổi, sự phát triển của cận thị thường chậm lại và có thể ổn định sau tuổi 25. Do ở độ tuổi này, cấu trúc của mắt đã phát triển hoàn chỉnh, các yếu tố về hình dạng và chức năng của nhãn cầu trở nên ổn định hơn nên cận thị hầu như không tăng độ.

Giải đáp thắc mắc: Bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận? 3
Cận thị có thể không tăng độ từ 25 tuổi 

Mặc dù, ở độ tuổi này sự thay đổi về độ cận thường chậm lại hoặc không thay đổi, tuy nhiên trong một vài trường hợp người trưởng thành vẫn có thể trải qua sự thay đổi nhỏ về độ cận. Điều này có thể do các yếu tố như thói quen sinh hoạt, công việc hoặc sự thay đổi trong hệ thống quang học của mắt. Do đó, ở giai đoạn này, người bị cận thị vẫn cần phải khám mắt định kỳ và thực hiện các biện pháp bảo vệ, chăm sóc mắt để theo dõi sức khỏe của mắt và tránh lão hóa mắt sớm.

Độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi

Khi bước sang tuổi 40 mắt sẽ bắt đầu lão hóa dần theo thời gian, thị lực của mắt cũng dần yếu hơn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mắt. Tại độ tuổi này, mặc dù độ cận không tăng nhưng mắt lúc này đã bị lão hóa và kèm thêm tình trạng lão thị khiến khả năng thị lực suy giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh hoạt.

Bên cạnh đó, tình trạng mắt bị lão hóa cũng kéo theo nhiều bệnh lý khác về mắt. Do đó bạn cần chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của mắt như tầm nhìn thay đổi, suy giảm thị lực ngoại biên, hình ảnh bị méo mó, nhìn mờ, mất thị lực trung tâm,...

Độ tuổi trên 60 tuổi

Ở độ tuổi càng cao, mắt trở nên lão hóa nhiều hơn, khiến cho thị lực có sự thay đổi rõ rệt như tầm nhìn giảm, khả năng phân biệt màu sắc kém đi, thị lực buổi tối giảm mạnh, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, đồng tử nhỏ, dễ bị chói mắt,...

Giải đáp thắc mắc: Bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận? 4
Người mắc cận thị khi về già có thể mắc thêm các bện lý khác về mắt

Các biện pháp giúp ổn định và cải thiện độ cận

Để giúp ổn định độ cận, tránh tăng độ cận đồng thời cải thiện tình trạng cận thị thì việc thực hiện các biện pháp chăm sóc mắt là vô cùng cần thiết:

  • Bổ sung các loại dưỡng chất: Bổ sung cho mắt các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E, omega 3, omega 6,… sẽ giúp ngăn ngừa tăng độ cận.
  • Tăng cường tham gia hoạt động ngoài trời (tối thiểu mỗi ngày 30 phút lúc sáng sớm hoặc cuối giờ chiều): Một số tia có trong ánh sáng mặt trời có tác dụng kích thích sự hoạt hóa các tế bào nhất định trong mắt từ đó cải thiện vận động và sự tinh anh của đôi mắt.
  • Massage mắt thường xuyên từ 10 - 15 phút mỗi ngày sẽ giúp để kiểm soát cận thị, làm chậm lão hoá và giúp mắt giảm bị khô mỏi.
  • Hạn chế làm việc liên tục, nếu làm việc trước các thiết bị điện tử thường xuyên thì sau khoảng 45 phút nên nghỉ ngơi ít nhất trong vòng 5 phút để mắt có thể phục hồi lại. Ngoài ra bạn có thể áp dụng phương pháp 20 : 20 : 20 - cứ 20 phút làm việc thì lại nhìn ra một vật ở khoảng 20 feet (khoảng 6m) trong vòng 20 giây để làm giảm tình trạng mỏi mắt.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận? Trên thực tế, độ tuổi mà độ cận ổn định còn tùy thuộc vào từng cá nhân, thường sau 18 tuổi độ cận sẽ khá ổn định hoặc không còn tăng nhanh như trước.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.