Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bên cạnh những lưu ý chăm sóc vết thương hở như nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế áp lực lên vết thương,... thì chế độ dinh dưỡng cân bằng là vấn đề được quan tâm. Trong đó câu hỏi “Bị vết thương hở ăn nước mắm được không?” là câu hỏi khá phổ biến. Giải đáp cùng Long Châu thắc mắc này nhé!
Vết thương hở là một tổn thương trên da với các kích thước và độ nghiêm trọng khác nhau. Việc chăm sóc vết thương hở đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng, bao gồm một chế độ ăn uống phù hợp. Do đó trong quá trình theo dõi vết thương nhiều người thắc mắc rằng khi bị vết thương hở ăn nước mắm được không?
Vết thương hở được hiểu là vết thương ngoài da làm cho da bị rách lộ phần mô bên trong. Vết thương hở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: Tai nạn (ngã, va đập,...), chấn thương, bệnh tật,...
Trước khi trả lời cho câu hỏi ''bị vết thương hở ăn nước mắm được không'', ta cần biết nước mắm đóng vai trò như thế nào trong đời sống con người. Từ xưa đến nay nước mắm là một loại gia vị truyền thống của Việt Nam và được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia Đông Nam Á, Nước mắm được làm từ cá và muối.
Nước mắm được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực nước ta, để chấm các món ăn như thịt luộc, cá kho, bún mắm,... Nước mắm cũng được dùng để chế biến các món ăn như mắm tôm, mắm ruốc,... Ngoài ra, nước mắm là nguồn cung cấp protein dồi dào, rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Nước mắm cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có lợi cho hệ tiêu hóa và tim mạch.
Vậy người bị vết thương hở ăn nước mắm được không? Theo quan niệm dân gian thì những ai bị vết thương hở không nên ăn nước mắm vì nước mắm có vị mặn có thể gây kích ứng vết thương và khiến vết thương bị ngứa, khó chịu. Nhưng hiện nay theo các nhà nghiên cứu khoa học thì chưa có bằng chứng nào cho thấy nước mắm có thể gây hại cho vết thương hở.
Như đã nói trên nước mắm là nguồn protein dồi dào nên cần thiết cho quá trình phục hồi vết thương. Hơn nữa các vitamin và khoáng chất trong nước mắm cũng có lợi cho sức khỏe tổng thể. Vì vậy người bị vết thương hở có thể ăn nước mắm với lượng vừa phải, không quá nhiều cũng như lưu ý một vài điều sau trong quá trình sử dụng:
Khi bị vết thương hở, chế độ ăn uống là một phần quan trọng để vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh nếu không muốn vết thương thêm nghiêm trọng.
Tương tự, thịt gà cũng có tính nóng, dễ gây gây sưng, viêm, mưng mủ cho vết thương. Cộng thêm việc thịt gà có thể gây kích ứng da, khiến vết thương bị ngứa và khó chịu. Đặc biệt, đối với những vết thương đang lên da non, thịt gà có thể làm da bị bong tróc, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo da.
Thịt bò là một loại thực phẩm giàu protein nên cần thiết cho quá trình phục hồi vết thương. Tuy nhiên lượng collagen có trong thịt bò lại rất lớn, khi vết thương hở đang lên da non, collagen này có thể khiến vết thương bị kéo căng, làm vết thương bị sẹo lồi và sậm màu. Ngoài ra, thịt bò cũng có tính nóng, có thể gây sưng, viêm, mưng mủ cho vết thương.
Có nhiều lý do khiến người nên hạn chế ăn hải sản khi có vết thương hở. Hải sản là một loại thực phẩm dễ gây dị ứng, các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu có thể khiến vết thương nhiễm trùng và trầm trọng. Bên cạnh đó, nếu ăn phải các loại hải sản có tính hàn, có thể khiến vết thương bị sưng, viêm, mưng mủ. Thành phần histamine có trong tôm, cua có thể khiến vết thương bị lồi lên, dễ để lại sẹo.
Trứng là nguồn thực phẩm giàu protein nhưng lại là món ăn không nên có trong thực đơn của người đang bị vết thương hở. Nguyên do là vì trong trứng chứa albumin là một chất có thể kích thích quá trình tăng sinh collagen, một khi lượng collagen sản xuất quá mức có thể khiến vết thương bị sẹo lồi. Ngoài ra, trứng cũng nằm trong số thực dễ gây dị ứng gây ảnh hưởng đến vết thương.
Mặc dù đồ nếp là món ăn yêu thích của nhiều người dân nhưng lại không phù hợp trong chế độ ăn có vết thương hở. Tính nóng của đồ nếp có thể xảy ra tình trạng sưng mủ ở vết thương. Tính dẻo lại khiến vết thương khó lành hơn.
Người bị vết thương hở không nên ăn rau muống vì rau muống có tính mát, có thể khiến vết thương bị lồi và dễ để lại sẹo. Ngoài ra, việc ăn rau muống cũng có thể gây kích ứng da khiến vết thương hở bị ngứa, khó chịu đặc biệt những vết thương đang lên da non.
Bên cạnh những thực phẩm cần hạn chế trong quá trình phục hồi vết thương thì có rất nhiều thực phẩm người bệnh có thể sử dụng để mau lành cũng như hạn chế sẹo. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
Hy vọng các thông tin trên đây không chỉ giúp giải đáp thắc mắc “bị vết thương hở ăn nước mắm được không” mà còn cung cấp cho mọi người trong trường hợp này nên ăn gì và kiêng gì để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra trong quá trình theo dõi và điều trị vết thương, nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ xử lý kịp thời.
Xem thêm: