Bị vết thương hở ăn xôi được không? Cần kiêng ăn gì khi bị vết thương hở?
Ngày 03/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục của vết thương hở cũng như việc vết thương có để lại sẹo lồi hay không. Vậy người bị vết thương hở ăn xôi được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vết thương hở là tình trạng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, thường xảy ra do các tai nạn lao động, té ngã, hay do tiếp xúc với các vật sắc nhọn,… Trong thời gian lành vết thương cần phải đảm bảo chăm sóc vết thương và chế độ dinh dưỡng. Do đó, cũng có khá nhiều thắc mắc liên quan việc người bị vết thương hở ăn xôi được không.
Giải đáp: Bị vết thương hở ăn xôi được không?
Đầu tiên, vết thương được phân thành 2 loại đó là vết thương kín và vết thương hở. Trong đó, vết thương hở được định nghĩa là tình trạng chấn thương làm cho vùng mô bao quanh cơ thể bị rách (thường là da). Với các dấu hiệu như: Chảy máu hoặc có máu rỉ ra, sưng, đỏ, đau, có thể sốt, mưng mủ hoặc có mùi hôi khi vết thương bị nhiễm trùng,... Có 3 giai đoạn chính trong quá trình lành vết thương:
Giai đoạn viêm;
Giai đoạn hình thành mô hạt (tăng sinh);
Giai đoạn tái tạo biểu bì.
Cùng với việc xử lý và chăm sóc vết thương hở kịp thời và đúng cách thì chế độ dinh dưỡng trong thời gian lành vết thương cũng rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương và hạn chế để lại sẹo sau này.
Xôi là món ăn quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Xôi nguyên liệu chính làm từ gạo nếp và thêm các nguyên liệu khác tuỳ thuộc vào cách chế biến và biến tấu món ăn. Theo Đông Y, gạo nếp có tính ôn, có thể gây nóng trong, sinh đàm. Còn vết thương hở thường là thể hàn, tích độc nhiều (béo hoặc đờm dãi nhiều). Khi ăn xôi, tính ôn của gạo nếp sẽ gây tình trạng nóng trong nặng thêm, khiến vết thương lâu lành hơn, dễ bị sưng mủ, mưng mủ, có thể để lại sẹo lồi ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Bên cạnh đó, gạo nếp có đặc tính là dính nên khi ăn vào gây có thể khó tiêu hóa khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
Theo Tây y, gạo nếp không được khuyến khích sử dụng cho người bị vết thương hở. Bởi gạo nếp có hàm lượng tinh bột cao, có thể làm tăng quá trình viêm nhiễm, khiến vết thương lâu lành và dễ bị sưng mủ, mưng mủ.
Vậy lời giải đáp cho câu hỏi “Người bị vết thương hở ăn xôi được không?” là không nên dùng, bởi những tác hại mà nó có thể gây ra trong quá trình lành vết thương và để lại sau khi lành. Tuy nhiên, khi vết thương đã khô, lành sẹo, không có hiện tượng sưng viêm hay mưng mủ thì có thể bắt đầu sử dụng xôi hay thực phẩm có nguồn gốc từ gạo nếp.
Cần kiêng ăn gì khi bị vết thương hở?
Sau khi giải đáp thắc mắc bị vết thương hở ăn xôi được không, một vấn đề cũng nhận được nhiều sự quan tâm đó là những thực phẩm cần kiêng khi bị vết thương hở:
Thực phẩm nhiều đường: Thực phẩm nhiều đường như kẹo ngọt, nước ngọt, đồ ăn nhanh,... Vì ảnh hưởng tới quá trình gây viêm, làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình lành vết thương. Do đó, có thể gây nhiễm trùng vết thương, làm chậm quá trình lành vết thương.
Rau muống: Rau muống là được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. Rau muống có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và còn có khả năng lại có thể kích thích vùng vết thương tăng sinh để hình thành các mô mới. Vì vậy, trong giai đoạn lành vết thương nếu sử dụng rau muống có thể sẽ gây sẹo lồi.
Hải sản: Trong hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên người có vết thương hở có thể gây tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, làm chậm quá trình lành vết thương, thậm chí có thể để lại sẹo lồi.
Gạo nếp: Như đã trình bày ở trên,sử dụng thức ăn làm từ gạo nếp sẽ vết thương hở dễ bị sưng mủ, mưng mủ, làm chậm quá trình lành vết thương và để lại sẹo lồi.
Thịt gà: Thịt gà khiến vết thương bị ngứa và làm kéo dài thời gian lành hơn. Nên tốt nhất hãy tránh ăn các loại thực phẩm này đến khi vết thương lành hẳn.
Trứng: Trứng có đặc tính thúc đẩy quá trình tăng sinh mô sợi collagen trong giai đoạn tạo mô liên kết, khi vết thương đang dần hình thành da non. Vì vậy, nếu ăn trứng nhiều sẽ hình thành sẹo lồi ở vết thương.
Gừng và sữa tách béo: Các loại thực phẩm này ảnh hưởng đến giai đoạn gây viêm trong quá trình lành vết thương. Làm kéo dài thời gian lành vết thương và có thể tăng khả năng nhiễm trùng.
Thịt bò: Thịt bò là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, phù hợp cho trẻ em trong giai đoạn phát triển hay các bệnh nhân, người mới ốm dậy hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, người đang có vết thương hở khi sử dụng thịt bò có thể gây thâm vết thương và hình thành sẹo thâm sau này, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Nên ăn thực phẩm nào khi bị vết thương để mau lành?
Dưới đây là những thực phẩm mà người bị vết thương hở nên ăn để vết thương nhanh hồi phục hơn, cũng như hạn chế tình trạng để lại sẹo lồi sau khi lành:
Đạm: Đạm là một chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình lành vết thương. Nó là nguyên liệu chính tái tạo các tế bào mới, giúp vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo. Do đó, nên bổ sung đạm để vết thương chóng lành hơn bằng các thực phẩm đạm như thịt heo nạc, đậu, cá… Tuy nhiên, cần tránh các thực phẩm chứa quá nhiều đạm vì có thể để lại sẹo thâm như thịt bò, trứng gà, thịt gà,...
Vitamin C: Vitamin C cũng giúp kích thích sản xuất collagen -một loại protein giúp tạo độ chắc khỏe cho da và tái tạo mô liên kết. Một số thực phẩm giàu vitamin C là: Ổi, cam, quýt, bưởi, kiwi, ớt chuông, dâu tây, cà chua, cải xoăn, bông cải xanh,...
Vitamin K: Vitamin K giúp cơ thể sản xuất prothrombin, một loại protein quan trong của quá trình đông máu. Ngoài ra, vitamin K cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Thực phẩm chứa nhiều vitamin K như rau bina (cải bó xôi), bông cải xanh, bắp cải, măng tây, xà lách,...
Thực phẩm chứa sắt: Sắt là một khoáng chất thiết yếu, là nguyên liệu sản xuất đủ tế bào hồng cầu mới để thay thế cho các tế bào hồng cầu đã mất. Ngoài ra, sắt cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, một loại protein cần thiết để tạo ra mô mới. Có thể bổ sung sắt bằng các thực phẩm như thịt heo nạc, cá, rau lá xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô,...
Omega-3: Omega-3 giúp giảm viêm, một quá trình có thể làm chậm quá trình chữa lành vết thương, giúp giảm đau và sưng, tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sự hình thành của các mô mới. Omega-3 có nhiều trong: Cá béo, dầu cá, hạt óc chó, hạt lanh, các loại rau lá xanh đậm, chẳng hạn như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh,...
Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương. Thực phẩm chứa nhiều kẽm là: Súp lơ, các loại hạt, sữa, phô mai, các loại rau họ đậu, rau lá xanh đậm...
Vậy là qua bài viết này đã giải đáp câu hỏi “Người bị vết thương hở ăn xôi được không?”. Khi xuất hiện tình trạng vết thương hở cần chăm sóc cẩn thận vết thương và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đồng thời tránh các thực phẩm làm chậm quá trình lành vết thương và để lại các biến chứng.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm