Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một trong những bệnh ung thư thường gặp ở vùng đầu cổ đó là ung thư vòm họng. Nhiều người lo lắng ung thư vòm họng sẽ di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình. Vậy thực hư ra sao? Liệu rằng ung thư vòm họng có di truyền không? Theo dõi ngay bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu để tìm ra câu trả lời bạn nhé.
Ung thư vòm họng có di truyền không? Đây đang là vấn đề được rất nhiều độc giả quan tâm. Để có cái nhìn chính xác về vấn đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một vài thông tin xoay quanh căn bệnh ung thư vòm họng trước nhé.
Ung thư vòm họng được đánh giá là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Bệnh phát triển ngay tại vòm họng khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên dẫn đến lơ là cảnh giác, khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã tiến triển sang giai đoạn muộn.
Theo thống kê, có khoảng 12% ca mắc ung thư vòm họng trên tổng số các ca mắc ung thư. Đây là một tỷ lệ khá cao so với các căn bệnh ung thư khác. Trong 12% ca mắc ung thư vòm họng đó lại có đến 70% người bệnh phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối, điều này gây khó khăn rất lớn cho công tác điều trị.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến căn bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người nhiễm virus Epstein - Barr thường có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng. Bên cạnh đó, một số yếu tố được đánh giá làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh ung thư quái ác này phải kể đến như thường xuyên sử dụng bia rượu, chế độ ăn thiếu khoa học và lành mạnh, sống trong môi trường bị ô nhiễm…
Bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào cũng có nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Song theo thống kê, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng ở nam giới cao hơn nữ giới và đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng là nam giới trong độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi.
Thực tế cho thấy, ung thư vòm họng cũng giống như các căn bệnh ung thư khác, việc phát hiện bệnh sớm là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị.
Các triệu chứng của ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu có thể chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nếu có một số dấu hiệu dưới đây bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn:
Những dấu hiệu nhận biết ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường là đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau trong hốc mắt. Các cơn đau thường âm ỉ tuy nhiên khi khối u di căn thì mức độ đau sẽ tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khối u chèn ép dây thần kinh khiến người bệnh bị đau đầu và tê bì mặt.
Nghẹt mũi và chảy nước mũi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng. Khi mắc ung thư vòm họng, các khối u xâm lấn và chèn ép khiến người bệnh bị tổn thương nhẹ trong mũi và chảy nước mũi. Tình trạng này có thể diễn ra thường xuyên theo từng đợt. Tuy nhiên, dấu hiệu này rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý mũi họng thông thường như nhiễm trùng hô hấp, cảm cúm, viêm xoang, polyp mũi…
Trong nhiều trường hợp, khi mắc ung thư vòm họng, trước khi có những triệu chứng ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể bị nổi hạch ở khu vực góc hàm. Khi các tế bào ung thư phát triển gây ảnh hưởng đến dây thanh âm, dẫn đến tình trạng khó nói chuyện và khàn tiếng.
Ngoài ra, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng ho kéo dài, ho có đờm, thậm chí là ho ra máu và kèm theo đau họng.
Khu vực vòm họng có rất nhiều hạch bạch huyết, do vậy, nếu ung thư vòm họng không được phát hiện cũng như điều trị sớm có thể dẫn đến nổi hạch bất thường vùng cổ. Theo thời gian, các hạch này sẽ phát triển và gây sưng đau cho người bệnh.
Chắc hẳn rất nhiều độc giả có chung một thắc mắc liệu rằng ung thư vòm họng có di truyền không bởi tính nghiêm trọng cũng như nguy hiểm của căn bệnh này. Do vậy, nhiều khi căn bệnh này không chỉ gây nên những phiền muộn cho người bệnh mà còn là nỗi lo lắng cho cả những thành viên khác trong gia đình.
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một báo cáo khoa học nào đưa ra được câu trả lời chính xác cho câu hỏi ung thư vòm họng có di truyền hay không. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra những mối liên hệ của căn bệnh này giữa các thành viên trong gia đình.
Các chuyên gia y khoa cũng cho rằng, ung thư vòm họng không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ đời này qua đời khác. Do đó, nếu trong gia đình có bố, mẹ, anh, chị hay em mắc ung thư vòm họng thì nguy cơ mắc căn bệnh này của bạn sẽ cao hơn những người bình thường.
Một số hội chứng có liên quan đến ung thư vòm họng phải kể đến như:
Sau khi đã có được câu trả lời cho thắc mắc ung thư vòm họng có di truyền không, trong phần tiếp theo, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin về các phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư vòm họng.
Ung thư vòm họng được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời. Do vậy, chẩn đoán và điều trị sớm đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác điều trị ung thư vòm họng.
Khi xuất hiện các triệu chứng và tính chất đặc trưng nêu trên, bạn nên đi khám và tiến hành tầm soát ung thư vòm họng. Sau khi thăm khám, các bác sĩ có thể đưa ra một số chỉ định để giúp chẩn đoán bệnh chính xác. Các phương pháp thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán xét nghiệm ung thư vòm họng bao gồm:
Tùy vào từng giai đoạn bệnh, kích thước khối u, tình trạng sức khỏe của người bệnh… mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, hóa trị và xạ trị đang là 2 phương pháp điều trị ung thư vòm họng phổ biến. Đối với những bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối thì việc điều trị chỉ mang tính chất cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Thông quan bài viết này, hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn chính xác hơn về căn bệnh ung thư vòm họng đồng thời giải đáp được thắc mắc ung thư vòm họng có di truyền không. Có thể thấy rằng, đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, do đó mỗi người đều phải chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Cảm ơn bạn đã luôn tin tưởng và dõi theo cùng Nhà thuốc Long Châu.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.