Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp thắc mắc: Vì sao thiếu vitamin D trẻ em bị còi xương?

Ngày 26/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Còi xương ở trẻ luôn là vấn đề sức khỏe đã và đang được quan tâm hàng đầu. Các bậc phụ huynh thường được tư vấn rằng trẻ còi xương do thiếu vitamin D. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu vì sao thiếu vitamin D trẻ em bị còi xương nhé!

Vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hầu hết trẻ mắc bệnh còi xương do thiếu vitamin D. Vậy, vì sao thiếu vitamin D trẻ em bị còi xương, cùng tìm hiểu nhé.

Giải đáp: Vì sao thiếu vitamin D trẻ em bị còi xương?

Bệnh còi xương là bệnh lý do loạn dưỡng xương, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D và/hoặc một số khoáng chất cần thiết. Vậy vì sao thiếu vitamin D trẻ em bị còi xương?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thiếu vitamin D trẻ bị còi xương bởi vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể trong việc hỗ trợ hấp thu canxi và phốt pho. Mà canxi và phốt pho là hai loại khoáng chất chủ yếu để xây dựng và củng cố hệ xương phát triển khỏe mạnh. Thiếu vitamin D gây cản trở việc hấp thu canxi và phốt pho vào cơ thể, dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ.

giai-dap-thac-mac-vi-sao-noi-thieu-vitamin-d-tre-em-bi-coi-xuong 1.jpg
Thiếu vitamin D gây cản trở việc hấp thu canxi và phốt pho vào cơ thể, đây là lý do vì sao thiếu vitamin D trẻ em bị còi xương

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị thiếu vitamin D, một số nguyên nhân chủ yếu như:

  • Trẻ thiếu ánh nắng trực tiếp từ mặt trời: Có thể vì lý do yếu tố địa lý, khí hậu, ô nhiễm môi trường mà nhiều cha mẹ giữ con trong nhà, hạn chế cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khiến da không thể chuyển hóa vitamin D, gây ra tình trạng thiếu vitamin D.
  • Trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị thiếu vitamin D: Thai nhi phát triển chủ yếu nhờ vào sự hấp thu dinh dưỡng từ nhau thai, vì vậy nếu trong quá trình mang thai, mẹ bị thiếu vitamin D thì con sinh ra sẽ dễ mắc bệnh còi xương.
  • Chế độ dinh dưỡng của trẻ: Trẻ uống sữa ngoài sẽ dễ bị còi xương hơn trẻ được bú sữa mẹ thường xuyên bởi trong một tỷ lệ thích hợp, vitamin trong sữa mẹ dễ hấp thu với canxi và phốt pho hơn. Ngoài ra, trong quá trình ăn dặm, mẹ cho bé ăn muối, mắm hoặc mì chính sớm sẽ khiến tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương. Vì những thực phẩm này chứa nhiều acid phytic khiến giảm nguy cơ hấp thu vitamin D và canxi.

Ngoài những nguyên nhân nói trên, những trẻ bị sinh non, suy dinh dưỡng hoặc thường xuyên bệnh tiêu chảy, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan,... đều có nguy cơ mắc bệnh còi xương.

Những biểu hiện của trẻ bị còi xương là gì?

Nhận biết trẻ bị còi xương sớm giúp tăng cơ hội cho trẻ phát triển khỏe mạnh, bình thường. Biểu hiện của trẻ bị còi xương có thể xuất hiện theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn còi xương sớm, thường khởi phát trong 6 tháng đầu đời

Trong giai đoạn này, trẻ thường có những biểu hiện như hay quấy khóc, giật mình, ngủ không yên giấc, đổ nhiều mồ hôi trộm dù thời tiết mát mẻ. Ngoài ra, trẻ còn có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn sau đầu, da xanh xao, bệnh viêm phổi tái phát nhiều lần.

giai-dap-thac-mac-vi-sao-noi-thieu-vitamin-d-tre-em-bi-coi-xuong 2.jpg
Giai đoạn còi xương sớm ở trẻ thường khởi phát trong vòng 6 tháng đầu đời

Giai đoạn trẻ bị còi xương cấp

Bên cạnh những dấu hiệu tương tự như ở giai đoạn còi xương sớm, trẻ bị còi xương ở giai đoạn này thường có biểu hiện như nôn, nấc khi ăn, thiếu máu, thở rít thanh quản, cơ thể bị co giật do hạ canxi máu,...

Giai đoạn còi xương nặng ở trẻ

Bệnh còi xương sẽ trở nặng nếu cha mẹ thấy con có những dấu hiệu ở 2 giai đoạn trên nhưng không có sự can thiệp kịp thời sau một thời gian ngắn. Đối với giai đoạn này, bệnh sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển xương ở trẻ, cụ thể:

  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi: Răng mọc chậm và lộn xộn, xương sọ mềm hơn trẻ bình thường, đầu dễ bị méo mó do tư thế nằm, chậm biết bò, đứng hoặc đi,...
  • Trẻ trên 12 tháng tuổi: Xương lồng ngực của trẻ bị biến dạng, nhô lên phía trước, chân vòng kiềng, khung xương chậu hẹp, đầu gối vẹo ra ngoài, chậm phát triển chiều cao...

Điều trị bệnh còi xương bằng cách nào?

Từ những phân tích vì sao thiếu vitamin D trẻ em bị còi xương nêu trên, liệu pháp để điều trị bệnh còi xương ở trẻ bao gồm cả dùng thuốc kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng của trẻ. Tùy theo mức độ thiếu vitamin D, canxi và khoáng chất cần thiết khác, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cho bé. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh còi xương cho trẻ phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ với liều lượng và thời gian phù hợp để tránh dư thừa vitamin D, gây tác dụng phụ đối với sức khỏe của bé.

giai-dap-thac-mac-vi-sao-noi-thieu-vitamin-d-tre-em-bi-coi-xuong 3.jpg
Tùy theo mức độ thiếu vitamin D, canxi và khoáng chất cần thiết khác, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cho bé

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương cần phải đầy đủ và cân đối các nhóm chất như: Bột đường, đạm, chất béo, vitamin, chất xơ, khoáng chất. Tuy nhiên, cha mẹ cần ưu tiên sử dụng các nguồn thực phẩm giàu vitamin D và canxi như sữa, trứng, thủy sản, thịt gà, cá,... Ngoài ra, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn bao gồm đồ chiên, rán, các loại nước ngọt hoặc đồ ăn nhanh.

Bài viết trên đây là toàn bộ giải đáp về việc vì sao thiếu vitamin D trẻ em bị còi xương. Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn về bệnh còi xương, dấu hiệu và cách điều trị bệnh để can thiệp kịp thời giúp con phát triển khỏe mạnh. Theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích hơn nữa nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm