Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi sử dụng thuốc tây, đôi khi bạn sẽ được khuyên nên kiêng ăn hay uống một số loại đồ ăn, thức uống để tránh xảy ra tương tác. Sắn dây là một loại thực phẩm được sử dụng phổ biến nên nhiều người hay đặt ra câu hỏi "uống thuốc tây có uống được sắn dây không?".
Với thắc mắc vừa kể trên, để biết thêm về sắn dây, công dụng của nó, các lưu ý khi sử dụng và có đáp án cho câu hỏi "uống thuốc tây có uống được sắn dây không?", mời bạn tham khảo bài viết bên dưới nhé
Sắn dây hay còn được gọi là cát căn, là thực phẩm và cũng là một vị thuốc được sử dụng phổ biến. Sắn dây là dạng cây thảo, rễ nạc, bột, thân có lông. Cây thuốc này đã xuất hiện từ lâu và được trồng phổ biến ở cả đồng bằng cũng như miền núi.
Với sắn dây, bộ phận sử dụng là rễ củ, thường thu hái vào mùa đông xuân, tức là khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Rễ thường mọc sâu dưới đất, mỗi cây có thể có đến mấy chục củ. Mặc dù phần củ thường xuyên được sử dụng nhất nhưng lá và rễ sắn dây cũng có khả năng chữa bệnh.
Phần rễ củ sau khi thu hái đem rửa sạch đất bám, cắt bỏ đi các rễ con, cạo lớp vỏ bên ngoài, cắt khúc hoặc thái lát rồi đem đi sấy khô. Nếu để quá 3 ngày không chế biến, rễ củ sẽ đổi màu, để lâu gây hư thối.
Để lấy được bột sắn dây đem vào sử dụng, công đoạn chế biến khá phức tạp. Củ sắn dây sau khi đã rửa sạch và để ráo, bỏ vỏ sẽ mài hoặc xay nhuyễn, lọc lấy phần bột lắng bên dưới đem phơi khô. Công đoạn này được thực hiện nhiều lần cho đến khi phần nước trên trong nhất thì thu được thành phẩm bột sắn dây sạch, mịn.
Trong củ sắn dây, các thành phần chính là tinh bột và flavonoid. Trong đó tính bột chiếm 12 đến 15% (đối với rễ tươi). Các flavonoid gặp trong sắn dây là các isoflavone như puerarin, daidzein, daidzin, puerosid A và B, các hợp chất glycosid nhóm olean triterpen.
Theo y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính bình, không độc. Quy vào các kinh Vị, Phế.
Theo các sách y học xưa, sắn dây có các tác dụng như sau:
Theo y học hiện đại, hiện nay sắn dây còn dùng chữa các bệnh mạch vành, bệnh đau thắt ngực, huyết áp cao, tai bị điếc đột ngột.
Hiện nay, bột sắn dây được sử dụng rất nhiều với các công dụng sau:
Về vấn đề uống thuốc tây có uống được sắn dây không, hiện nay chưa có nghiên cứu nào rõ ràng về tác động của thuốc và sắn dây lên nhau.
Mặc dù chưa có đáp án rõ ràng cho việc uống thuốc tây có uống được sắn dây không nhưng khi sử dụng sắn dây, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
Sắn dây khá phổ biến và được sử dụng nhiều nhưng cách sử dụng đúng như thế nào vẫn chưa được hiểu rõ. Sắn dây có thể pha theo các cách dưới đây:
Sắn dây được khuyên là nên dùng vào buổi sáng, trước khi ăn khoảng 20 phút để hiệu quả giảm cân và đẹp da đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài viết trên vừa cung cấp đến bạn những thông tin về sắn dây, lợi ích, tác dụng và lưu ý khi sử dụng sắn dây. Ngoài ra còn có đáp án xoay quanh câu hỏi "uống thuốc tây có uống được sắn dây không?". Mong rằng bài viết trên cung cấp đến bạn những thông tin mà bạn cần biết.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.